Thuật ngữ b2b là gì đã không còn xa lạ với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy b2b là gì? Tại sao gọi là b2b? Nó đóng vai trò thế nào trong hoạt động kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Định nghĩa b2b là gì?
B2B là viết tắt của cụm từ Business To Business. Dùng để chỉ hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Nó bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế. Từ việc tư vấn, báo giá cho đến việc lập hợp đồng, mua bán sản phẩm.
Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm gần đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp tăng lên so với website hướng đến người tiêu dùng, với con số là từ 76,4% đến 84,4%.
xem thêm: KOL là gì? Trở thành KOL có đơn gian như bạn nghĩ hay không?
Vai trò của B2B trong hoạt động kinh doanh
Một điểm đặc trưng của mô hình B2B là các doanh nghiệp luôn có một quy trình mua hàng riêng biệt. Giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà đem lại nhiều hiệu quả hơn, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp khác nhau. Đó là lý do vì sao người tiêu dùng mua hàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc. Còn các doanh nghiệp thì chú trọng đến yếu tố logic.
Vì vậy, khi khách hàng của bạn là doanh nghiệp. Thì bạn cần đánh vào tính logic của sản phẩm thay vì yếu tố cảm xúc. Bằng cách tập trung vào đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Bạn cần biết rõ bộ phận thu mua có những ai và họ đóng vai trò nào trong quá trình thu mua của công ty khách hàng.
Một số kinh nghiệm bán hàng B2B cho nhân viên bán hàng
Các chuyên gia thường khuyên rằng nếu bạn là người bán hàng trong lĩnh vực B2B, hãy cố gắng thiết lập quan hệ cá nhân trước khi nói chuyện làm ăn. Ngoài yếu tố quan hệ, bán hàng B2B cũng cần có một số kinh nghiệm sau:
- Trước hết hãy so sánh sản phẩm/dịch vụ của bạn với các công ty khác xem bạn hơn người ta ở những điểm nào?
- Phân loại khách hàng từ số dữ liệu mà bạn có chia họ thành nhóm dựa trên nhu cầu mà họ cần. Loại bỏ những nhóm mà nhu cầu của họ bạn không bao giờ đáp ứng được, hoặc nếu cố gắng lắm cũng không thể đáp ứng tốt bằng công ty khác.
- Trong số những nhóm khách hàng còn lại, nhóm khách hàng nào có nhu cầu phù hợp với những điểm mạnh của bạn
- Tìm hiểu thật kỹ càng số khách hàng nầy, ai là người có quyền quyết định, ai là người không quyết định nhưng cũng có tiếng nói quan trọng.
- Trong số những người quan trọng đó, từng người trong số họ có thể có những quan tâm khác nhau, họ quan tâm điều gì? Họ biết gì về công ty bạn, suy nghĩ như thế nào về công ty bạn, điểm nào tốt, điểm nào xấu?
xem thêm: Website bán hàng là gì? Tại sao phải có website bán hàng
- Chuẩn bị nội dung mà bạn sẽ trình bày khi gặp họ, trong đó chứng tỏ cho họ thấy những điều họ cần nhất chính là những mặt mạnh trong sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nội dung trình bày của bạn cũng cần phải bao gồm những thông tin cập nhật nhằm xoá tan đi những suy nghĩ, nhận thức không đúng, lệch lạc về công ty bạn.
- Lên kế hoạch tiếp cận từng khách hàng một. Nếu không gặp được cùng lúc những nhân vật quan trọng thì hẹn gặp từng người một (càng tốt). Khi tiếp xúc từng người thì lưu ý tập trung trình bày sâu vào những vấn đề mà nhân vật ấy quan tâm chứ không nên trình bày lan man. Nếu bạn không am hiểu tường tận về mặt kỹ thuật thì nên đưa người am hiểu kỹ thuật đi cùng để có thể giải đáp ngay những thắc mắc có liên quan đến kỹ thuật.
- Sau khi tiếp xúc xong, tiếp tục theo dõi, hỏi han, thăm viếng để phát hiện và giải quyết những vướng nhằm sớm tiến đến ký hợp đồng.
- Xây dựng quan hệ lâu dài bằng chữ tín và sự tận tình.