X

Chuỗi cung ứng là gì? Các hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng

Ở một mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, các bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ và cả khách hàng. Về cơ bản thì chuỗi cung ứng sẽ tích hợp các vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty lại với nhau. Vậy chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là gì? Các hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, nhân lực, hoạt động liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm, dịch vụ từ tay người cung cấp đế khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và cả hoạt động quản trị Logistics.

Chuỗi cung ứng là chuỗi gồm nhiều thành phần tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Những thành phần bao gồm như nhà sản xuất, nhà cung cấp, đại lý bán lẻ, khách hàng, vận tải, kho bãi…

Ngoài dòng nguyên liệu và sản phẩm thì chuỗi cung ứng còn có sự tham gia của các dòng thông tin và dòng vốn giữa các thành phần khác.

Xét dưới góc độ của một doanh nghiệp thì chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các phòng ban của công ty đó; có thể kể đến như phòng phát triển sản phẩm, phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng tài chính, phòng nhân sự, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng…. Các phòng ban liên kết với nhau nhằm tạo mục đích đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Một chuỗi cung ứng điển hình sẽ bao gồm các thành phần như khách hàng, các đại lý bán lẻ, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cung cấp nguyên liệu thô…

Xem thêm: B2C có với những cải tiến đột phá, vậy B2C là gì?

Vai trò chuỗi cung ứng trong hoạt động của doanh nghiệp

Từ khái niệm của chuỗi cung ứng là gì cũng đủ để nói tầm quan trọng của nó đối với hoạt động doanh nghiệp.

  • Quản lý và theo dõi các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất.
  • Vận hành bộ máy sản xuất, quy trình kinh doanh chung của doanh nghiệp theo một trật tự thống nhất.
  • Tránh những rủi ro trong khâu quản lý cũng như sản xuất sản phẩm.
  • Cải tiến hiệu quả trong hoạt động của tổ chức.
  • Đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Chuỗi cung ứng là gì? Các hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng là gì?

1. Hoạch định

Quy trình này sẽ bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch, tổ chức hoạt động cho các quy trình còn lại.

Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến 3 hoạt quan trọng:

  • Dự báo lượng cầu: Cần xác định lượng rõ nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để doanh nghiệp dễ dàng tổ chức sản xuất sao cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức.
  • Định giá sản phẩm: Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp; bởi nó mang tính cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục đích quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là giúp làm giảm lượng chi phí cho việc lưu kho xuống mức tối thiểu; giúp loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.

2. Tìm kiếm nguồn hàng

Mục đích của việc tìm kiếm nguồn hàng giúp doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh yếu của nhà cung cấp khác nhau. Từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho phía doanh nghiệp. Trong việc tìm kiếm nguồn hàng thì doanh nghiệp cần phải lưu ý 2 hoạt động chính đó là thu mua, bán chịu.

3. Sản xuất

Đây được xem là hoạt động quan trọng nhất bao gồm 3 hoạt động chính:

  • Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về tính chất của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng.
  • Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian về sản xuất sao cho phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Quản lý phương tiện

Chuỗi cung ứng là gì? Các hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng

4. Phân phối

Hoạt động cuối cùng đó là phân phối sản phẩm, tức là sẽ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các hoạt động phân phối sẽ bao gồm:

  • Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, địa điểm, thời gian… mà khách hàng của bạn cần.
  • Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất, đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
  • Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
  • Quy trình đổi trả hàng: Hoạt động này là khi những sản phẩm bị hư hỏng, doanh nghiệp phải bố trí chuyển chở những loại hàng hóa đó về tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.

Với những giải đáp chuỗi cung ứng vừa rồi cũng cho thấy được vai trò quan trọng của chúng trong quá trình vận hành, phát triển của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc và quản lý thật tốt các khâu trong chuỗi cung ứng, điều này sẽ giúp việc quản trị tổng thể sẽ dễ dàng hơn.