Một doanh nghiệp thành công là một tổ chức sở hữu đội ngũ Marketing vô cùng sáng tạo và luôn biết cách để tạo ra những thông điệp chạm đến trái tim khách hàng. Tuy nhiên, đằng sau đó những chiến dịch marketing thành công và thông minh đó là cả quá trình trong điều hành công việc, là trí tuệ rất lớn của một người, một vị trí được gọi là CMO. Vậy CMO là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm CMO mà có thể bạn chưa biết!
CMO là gì?
CMO chính là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Chief Marketing Officer” hay còn được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là Giám đốc Marketing đây là một trong những chức vụ quản lý cấp cao trong một công ty, chịu trách nhiệm về mảng Marketing và báo cáo trực tiếp đến giám đốc điều hành (hay còn được gọi là CEO). Theo tính hình hiện tại, đây là một chức danh được đánh giá rất quan trọng trong sự phát triển của mọi doanh nghiệp trong xu hướng mới của thế giới.
Những vai trò quan trọng đặt trên vai của vị trí CMO là gì?
Xây dựng và khẳng định tính cách của thương hiệu
Quản trị và xây dựng tính cách thương hiệu của doanh nghiệp là trách nhiệm của vị trí CMO. Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho người tiêu dùng và làm gia tăng sự trung thành của họ. Vì thương hiệu là cái chúng ta không thể nhìn thấy được nhưng bạn phải chắc rằng bạn là nó có thể thấy trên bảng báo cáo tài chính. Đây chính là một khối tài sản khổng lồ được gọi dễ hiểu là “Sự tín nhiệm”, là sự cảm nhận của từng khách hàng về thương hiệu của công ty chúng ta.
Luôn cập nhập và nắm bắt các xu hướng Marketing mới
Có hàng trăm những xu hướng kinh doanh cùng tồn tại trong cùng một thời điểm nhưng sẽ chỉ có một vài xu hướng liên quan đến ngành và có sức ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đầu tư một khoản chi phí lớn cho những xu hướng Marketing mới vừa xuất hiện trên thị trường. Vì điều này nếu lựa chọn đúng xu hướng có thể giúp mở ra một thị trường cũng như mở rộng tệp khách hàng mới. Tuy nhiên, không phải những xu hướng mới đều có “tuổi thọ” lâu dài. Với vai trò của một CMO, việc phải liên tục cập nhật và nắm bắt những xu hướng marketing mới chính là “đòn bẩy” đưa doanh nghiệp của bạn phát triển hơn.
Đánh giá hiệu quả hoạt động chiến lược Marketing của doanh nghiệp
Đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch Marketing là cách mà doanh nghiệp đo lường những mục tiêu marketing mà hệ đề ra dựa trên những con số cụ thể như: tăng doanh số hay doanh thu bán hàng,…Vì vậy, công việc đánh giá hiệu quả những chiến dịch Marketing cần được người CMO xây dựng một cách cụ thể và chi tiết ngay từ thời điểm trước khi các doanh nghiệp bắt đầu một chiến dịch Marketing sao cho chiến dịch đó đem lại hiệu quả thành công nhất cho doanh nghiệp.
Khả năng xây dựng nên một môi trường, văn hóa hợp tác
CMO không nên có văn hóa làm việc một cách tách biệt với tập thể của mình. Với tư cách của một người lãnh đạo phòng/nhóm. Họ cần phải có hoặc phát triển khả năng lãnh đạo của bản thân. Tìm kiếm những tài năng và phát triển những nhân tài đó để họ phát huy những khả năng tốt nhất của mình trong nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, việc xây dựng một văn hóa hợp tác cũng rất quan trọng vì đơn giản nơi mà mọi người đều muốn lắng nghe, đều có những tiếng nói chân thành và tích cực cũng hết sức quan trọng.
Một CMO giỏi cần phải biết cách ứng dụng linh hoạt những nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cảm hứng cho những ý tưởng mới trong hoạt động marketing của đội nhóm sẽ hiệu quả hơn. Thông qua những hoạt động nội bộ, các vấn đề của doanh nghiệp có thể sẽ được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn mới mẻ. Đồng thời cũng mang đến những giải pháp hiệu quả bất ngờ khi mà ý tưởng bị kích thích vì tâm lý thoải mái.
CMO chính là người sẵn sàng đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu những gì khách hàng mong muốn
Suy cho cùng, công việc của một người làm Marketing không phải là bán sản phẩm hay bán dịch vụ. Mà đó là mang đến sự trải nghiệm về dịch vụ cho khách hàng. Giống như người giám đốc tài chính họ sẽ theo dõi báo cáo về lợi nhuận ròng, giám đốc bảo mật sẽ bảo vệ tài sản của công ty thì nhiệm vụ của một CMO chính là bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm về dịch vụ và sản phẩm của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải có một tầm nhìn thật xa, sự hiểu biết căn bản về kiến thức “Design Thinking” và sẵn sàng đứng lên đại diện cho những khách hàng trên cương vị là ban lãnh đạo của công ty hay thương hiệu.
Nghề Marketing cũng như bao ngành nghề khác, đây là một nghề nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội phát triển. Tuy nhiên công thức để đến với thành công tất nhiên là sự siêng năng, đánh đổi và dành trọn tâm huyết với công việc mà mình yêu thích. Thách thức với đội ngũ điều hành của doanh nghiệp trong đó có cả CMO là gì? Đó là việc luôn phải đối mặt với nhiều thử thách và cạm bẫy nguy hiểm trên thương trường. Điều quan trọng là họ luôn có thái độ đúng đắn và đứng vững trước những khó khăn vật chất và tìm ra giải pháp để vượt qua khó khăn.