Hiện nay, với nhu cầu nhanh chóng và tiện lợi, dịch vụ giao thức ăn nhanh ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp không chỉ cung cấp dịch vụ giao hàng mà còn tạo hẳn một kênh bán hàng điện tử cho các hàng quán ăn uống, nhờ đó mà hoạt động giao hàng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn.
Giao thức ăn nhanh: Thị trường đầy tiềm năng
Trong năm 2017,Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã thống kê cho thấy người thành thị sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 30%. Nhưng khi đến 6 tháng đầu năm 2018, con số này đã lên tới trên 70%. Con số này đã cho thấy một tốc độ tăng trưởng cực nhanh so với các laoij hình dịch vụ khách, mặc dù dịch vụ giao thức ăn nhanh chỉ mới phát triển ở các đô thị.
Theo báo cáo của Euromonitor cho biết, vào năm nay thị trường đặt món trực tuyến tại Việt Nam có giá trị khoảng 33 triệu USD, con số này được dự báo sẽ cao hơn nữa vào năm 2020.
Vào cuối năm 2015, Foodpanda – một ứng dụng đặt món trực tuyến khá nổi tiếng thông báo dừng hoạt động tại Việt Nam do khó khăn về tài chính để nhường “chỗ đứng” lại cho các đối thủ, nhưng ứng dụng này đã đưa nhận xét rằng thị trường Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực này.
GrabFood là một cái tên vừa mới xuất hiện tại “sân chơi” giao thức ăn nhanh trong thời gian gần đây. Đây là một dịch vụ mới của Grab. Hiện GrabFood đã có trên 500 đối tác là các nhà hàng, quán ăn tại 5 quận của GrabFood. Số liệu mới nhất cho hay, GrabFood đã mở rộng từ 2 quốc gia đến 6 quốc gia chỉ trong quý II năm 2018, với tổng doanh thu tăng gấp 9 lần trong 12 tháng qua.
Go – Jek là một ứng dụng không thể không nhắc đến trong lĩnh vực này và Go – Jek vừa bước vào thị trường Việt Nam với ứng dụng gọi xe Go – Viet. Hiện tại, ứng dụng GoFood đã có mặt trong thị trường giao thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Và những cuộc chiến không hồi kết
Now là một cái tên thường được nhắc đến đầu tiên khi hỏi về các ứng dụng giao thức ăn nhanh trực tuyến theo khảo sát bỏ túi của Zing.vn với 20 bạn trẻ đang là sinh viên hoặc nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.
GrabFood – một cái tên đang được chú ý hiện nay với người tiêu dùng. GrabFood chính thức chào sân sau một tháng thử nghiệm từ tháng 5/2018. Đầu tháng 10/2018, GrabFood chính thức hiện diện tại Hà Nội sau chưa đầy một tháng thử nghiệm.
Một cái tên tuy xuất hiện chưa lâu nhưng cũng đã tạo được nét riêng đó chính là Lala. Lala là ứng dụng đặt và giao thức ăn của Ahamove thuộc Scommerce, đơn vị sở hữu là Giao Hàng Nhanh. CEO của Lala cho biết ngay từ khi ra mắt, công ty đã có sẵn 6.000 tài xế nhờ vào đội ngũ đối tác của Ahamove.
Điểm mặt những cái tên bị xóa khỏi cuộc chơi
Là thị trường hết sức tiềm năng và mang lại lợi nhuận rất lớn. Thế nhưng, một số công ty lại không thể nắm bắt được và lựa chọn hướng đi đúng đắn. Vì thế nên đành rời khỏi sân chơi một cách tiếc nuối.
Trường hợp tiêu biểu nhất là Foodpanda. Đây là một trong những đơn vị giao đồ ăn nhanh trực tuyến có mặt sớm nhất tại Việt Nam vào năm 2012 với tên gọi ban đầu là HungryPanda, Foodpanda đã xây dựng mạng lưới giao đồ ăn trực tuyến với hơn 1.000 nhà hàng tại TP.HCM và Hà Nội cùng đội ngũ khá lớn khoảng 100 shippers.
Đến năm 2015, Foodpanda đã đành phải chấp nhận bán mình cho Vietnammm. Lúc này, Foodpanda đang là tập đoàn đứng đầu trong lĩnh vực đặt thức ăn trực tuyến trên khắp thế giới với hoạt động ở 27 quốc gia nhưng CEO của công ty thừa nhận “Việt Nam là một thị trường nhỏ, ít có cơ hội phát triển lâu dài” và việc chuyển nhượng lại hoạt động kinh doanh của Foodpanda tại Việt Nam cho Vietnammm sẽ giúp công ty tập trung hơn vào các thị trường tiềm năng khác lớn hơn.
Trong khi đó, Vietnammm đã củng cố vị thế dẫn đầu của mình và hướng tới mục tiêu nắm giữ 90% thị phần khi mua lại Foodpanda. Nhưng kể từ khi Foody ra mắt và đầu tư mạnh mẽ vào Now, trật tự của thị trường đã được sắp xếp lại khác hoàn toàn.
Eat.vn và Chonmon.vn là hai cái tên chính đang cạnh tranh với Vietnamm tại thời điểm Foodpanda rút lui. Hai website đặt món online này cùng thuộc sở hữu của VC Corp với định hướng khác nhau: Chonmon.vn hướng đến người dùng Việt Nam trong khi Eat.vn được các khách hàng nước ngoài yêu thích.
Tạm kết
Thị trường giao thức ăn nhanh đang ngày càng không có dấu hiệu hạ nhiệt và rất thu hút các doanh nghiệp tiến vào cuộc chơi này. Thị trường này được dự báo sẽ là địa hạt của cuộc chiến mới và được nhận định sẽ gây cấn không kém gì thị trường công nghệ. Cùng đón chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo…