Thẻ Heading là phần quan trọng không thể thiếu trong chiến dịch SEO. Làm sao để có thể sử dụng các thẻ Heading một cách hiệu quả trong quá trình tối ưu SEO Onpage là một điều rất cần thiết, cùng tìm hiểu cách sử dụng thẻ Heading hiệu quả qua bài viết dưới đây:
Các thẻ Heading tags muốn hướng đến người dùng một cách hiệu quả thì nên để chúng được tạo ra một cách tự nhiên nhất. Điều quan trọng nhất là không nên để việc tối ưu SEO Onpage ảnh hưởng đến chất lượng của bài viết. Để tạo thẻ Heading tags một cách đơn giản và hiệu quả trong một khóa đào tạo SEO thì: “Để nội dung quan trọng nhất bao quát bài ở thẻ đầu tiên. Nếu nội dung này cần được chia ra để làm rõ, hãy sử dụng H2. Nếu H2 cần phải chia nhỏ thành các phần riêng biệt, hãy dùng H3. Và nối tiếp như vậy đến H6”.
Cách sử dụng thẻ Heading hiệu quả trong việc tối ưu SEO Onpage
Cách sử dụng thẻ Heading hiệu quả nhất trong việc tối ưu SEO Onpage:
– Thẻ H1: Thẻ này được dùng để mô tả nội dung chính của trang đang muốn đề cập đến, bao quát nội dung toàn bài trong thẻ H1. Thông thường, các nhà quản trị website sẽ lấy chính tiêu đề của bài viết để làm thẻ H1 và đây cũng là cách làm hợp lý nhất. Như vậy, trong bài viết không cần viết lại tiêu đề của bài và có thể tránh việc phải tạo 2 thẻ H1. Có một lưu ý rất quan trọng là mỗi trang chỉ nên đặt một thẻ H1. Bởi nếu có 2 thẻ H1, tức là có 2 nội dung chính, như vậy sẽ không khoa học và sẽ khiến cho Googlebot không hiểu được bài viết đang thực sự muốn nói đến điều gì, dẫn đến có những đánh giá không tốt, ảnh hưởng đến thứ hạng website.
– Thẻ H2: Một bài viết thông thường sẽ có từ 3-5 thẻ H2, điều đó sẽ cho thấy độ chi tiết và hoàn thiện của bài đối với Googlebot và cho người đọc thấy sự nghiên cứu chi tiết và toàn diện về vấn đề đang viết. Tương tự thẻ H1, thẻ H2 cũng cần được viết chính xác, ngắn gọn và bao quát được nội dung của đoạn.
– Thẻ H3: Thẻ này được dùng để mô tả chi tiết cho từng ý nhỏ trong bài được cụ thể hơn. Trong bài thường chỉ nên có từ 5 đến 10 thẻ H3. Ngoài ra, các nhà đầu tư SEO nên kết hợp sử dụng 3 thẻ đầu tiên này cho Website để đạt được hiệu quả cao hơn.
– Thẻ H4: Được dùng để bổ sung thêm cho H3. Tuy nhiên, nội dung bổ sung này đã được phân cấp khá sâu và có thể ít liên quan đến nội dung chính.
– Các thẻ H5, H6: Các thẻ này thường được sử dụng để làm rõ những nội dung không liên quan hoặc ít liên quan đến nội dung chính.
Chia sẻ cách sử dụng thẻ Heading hiệu quả tại WEBDOCTOR.VN
Một số lưu ý cần tránh khi làm thẻ Heading:
– Không nhồi nhét Heading tags bằng từ khoá
– Không sử dụng nhiều hơn một thẻ H1 trên một trang
– Không dùng tiêu đề dưới dạng text ẩn (hidden text). Bất kỳ text ẩn nào trên trang sẽ là nguy cơ dẫn đến các hình phạt của Google Webspam đến website của các nhà đầu tư SEO, đặc biệt trong trường hợp các text ẩn đó có ảnh hưởng đến SEO.
– Không nên viết các thẻ tiêu đề giống nhau trên site. Hãy viết các tiêu đề thật độc đáo để người đọc ấn tượng hơn với bài viết trên trang.
– Không sử dụng cùng một nội dung cho thẻ Meta title và Heading tags.
– Không nên sử dụng các phông chữ hoặc các kiểu chữ nghệ thuật cho thẻ Heading để làm đẹp website. Thay vào đó hãy dùng thẻ heading với mục đích thể hiện cấu trúc trang và bài content.
Nói tóm lại, các thẻ heading đóng vai trò rất quan trọng trong việc Onpage của một website. Hãy ghi nhớ những chia sẻ về cách sử dụng thẻ Heading hiệu quả để có thể làm một thẻ Heading hay nhất, rõ ràng nhất giúp người đọc và các con bot của công cụ tìm kiếm hiểu được rõ nhất nội dung mà trang muốn hướng đến.
>> Xem thêm: Ưu nhược điểm của dịch vụ SEO TOP Google