Nếu là dân trong ngành chắc hẳn bạn đã từng nghe đến khái niệm IMC. Từ lâu IMC đã luôn là một công cụ đắc lực cho việc thực hiện cách chức năng truyền thông, đáp ứng khách hàng của các Marketer. Vậy IMC là gì và quá trình xây dựng một kế hoạch IMC gồm những bước nào?
IMC là gì và quá trình xây dựng một IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
IMC là gì?
IMC là viết tắt của cụm từ Integrated Marketing Communications, đây chính là truyền thông marketing tích hợp. Tức là sự phối hợp giữa các hoạt động truyền thông gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm nhắm tới một thông điệp chung rõ ràng; nhất quán và thuyết phục nhất về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp đó đến khách hàng.
Nói một cách đơn giản hơn có thể hiểu IMC chính là sự phối hợp tuần tự và hỗ trợ nhau trong việc triển khai các kênh về thời gian lẫn nội dung. Tùy mỗi sản phẩm, dịch vụ riêng của mỗi một doanh nghiệp mà quá trình này có sự khác biệt.
Xem thêm: Quảng cáo website là gì? Các công cụ quảng cáo website hiệu quả
Quá trình xây dựng một IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định mục tiêu
Để xây dựng một kế hoạch IMC hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu của cả chiến dịch truyền thông tích hợp. Sẽ có 3 loại mục tiêu chính mà bạn có thể xác định:
- Business Objective (mục tiêu kinh doanh)
- Marketing Objective (mục tiêu Marketing)
- Communication Objective (mục tiêu truyền thông).
Trong đó, mục tiêu kinh doanh sẽ là hướng tới các con số cụ thể như doanh thu, sự tăng trưởng, thị phần… Mục tiêu marketing sẽ hướng đến sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng. Còn mục tiêu truyền thông sẽ hướng đến sự thay đổi tâm lý và nhận thức của người tiêu dùng.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu chính
Sau xác định mục tiêu sẽ là xác định đối tượng mục tiêu chính – Đây chính là đối tượng truyền thông thương hiệu trong chiến dịch IMC. Vì là bước quan trọng nên chỉ cần xác định sau đối tượng mục tiêu, mọi nỗ lực truyền thông của bạn coi như đều vô nghĩa.
Vậy làm thế nào để có thể xác định đúng đối tượng mục tiêu? Hãy chia nhỏ nhóm khách hàng của bạn dựa vào một số tiêu chí như nhân khẩu học, hành vi, địa lý, tâm lý… Và rồi bạn hãy chọn tập khách hàng có nhiều khả năng giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra ở trên nhất.
IMC là gì và quá trình xây dựng một IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước 3: Insight
Insight là vấn đề luôn làm khó cho các marketer. Insight tức là những vấn đề, trăn trở, suy nghĩ thầm kín của khách hàng. Insight sẽ không đúng với tất cả mọi người, việc bạn cần làm là chỉ cần là tìm kiếm insight của khách hàng mục tiêu mà thôi.
Bước 4: Big Idea
Sau khi nắm được insight khách hàng thì việc tiếp theo bạn cần làm là tìm kiếm một ý tưởng để giải quyết được vấn đề đó, hay còn gọi là Big Idea. Big Idea sẽ định hướng cho mọi hoạt động triển khai và nhất quán theo cùng một chủ đề. Kèm theo đó là một thông điệp chính, chúng sẽ kéo dài xuyên suốt chiến dịch để đối tượng thực sử hiểu thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Và điều cần lưu ý là Big Idea của bạn cần phải phù hợp với ngân sách, có khả thi sẽ đạt được mục tiêu. Thứ 2 là idea phải xuất phát từ Insight, thứ 3 là cần thể hiện được vai trò của thương hiệu một cách rõ ràng. Đủ 3 tiêu chí trên thì khả năng mọi người biết về bạn sẽ cao hơn.
Bước 5: Triển khai kế hoạch
Cuối cùng là bạn cần lập ra một kế hoạch triển khai chúng bằng nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ kéo dài bao lâu, chi phí cho môi giai đoạn, mục tiêu chính của từng giai đoạn là gì. Mỗi giai đoạn sẽ có bao nhiêu hỏa động và thông điệp chủ đạo là gì. Đấu ẽ là hoạt động hỗ trợ cho từng giai đoạn… Hãy lên kế hoạch chi tiết và bạn chỉ cần đi theo hướng đã vạch ra là được.
Tuy nhiên một người tiêu dùng chỉ tiếp xúc thương hiệu ở một thời điểm nhất định. Do đó là khó có thể nắm bắt thông tin và hiểu được thông được thông điệp chính của cả chiến dịch. Vì lý do đó là không phải kế hoạch nào cũng tuân theo 3 giai đoạn là Trigger, Engagement đến Amplified. Hãy đầu tư toàn bộ vào một đến 2 giai đoạn chất nhưng viral tốt nhất được xem là chiến lược thông minh trong thời buổi này.
IMC là gì và quá trình xây dựng một IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước 6: Đánh giá hiệu quả chiến dịch
Bước cuối cùng đó là đánh giá hiệu quả chiến dịch của bạn. Ở giai đoạn này bạn cần đo lường những kết quả thu được so với KPI ban đầu đặt ra. Hãy tìm hiểu lý do tại sao không đạt hoặc vượt quá mức KPI ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm hoặc phát huy cho những chiến dịch sau này.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu rõ được IMC là gì? Một quy trình xây dựng IMC hiệu quả sẽ bao gồm những bước nào? Ngoài ra bạn có thể tham khảo các chiến dịch IMC thành công trên thị trường hiện nay để có thể học hỏi và phát triển cho chính doanh nghiệp của mình trong thời gian sắp tới. Chúc bạn thành công!