X

Khám phá bí quyết định giá sản phẩm cho doanh nghiệp

Ngày nay, định giá sản phẩm là một thuật ngữ quá quen thuộc đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Một trong những giai đoạn cân đo đong đếm sao cho hợp lý để ra đời mức giá phù hợp với sản phẩm cũng như tình hình doanh nghiệp, và nhiều lý do khác nữa. Vậy hôm nay hãy cùng Webdoctor.vn khám phá những bí quyết để định giá sản phẩm cho doanh nghiệp.

Định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm là giai đoạn cân nhắc, đánh giá, thực hiện các thuật toán mà doanh nghiệp lựa chọn để đưa ra mức giá hợp lý cho nhóm sản phẩm mới hoặc nhóm sản phẩm được tái định vị. Việc định giá sản phẩm có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của sản phẩm đó. Nếu không trang bị kiến thức về marketing kỹ lưỡng, doanh nghiệp sẽ dễ bị mắc những lỗi trong chiến lược. Định giá sản phẩm bao gồm: định giá sản phẩm bán sỉ, định giá sản phẩm bán lẻ.

Các định giá sản phẩm được doanh nghiệp tin dùng

 1. Định giá dựa trên chi phí sản xuất

  • Phương pháp định giá cộng chi phí:

Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoản lợi nhuận/từng sản phẩm

  • Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn: được tính theo công thức

Hoặc

Định giá sản phẩm

 

Điểm hòa vốn là lượng doanh số mà tại đó doanh thu sản phẩm tạo ra bằng với chi phí tổng của sản phẩm.

 2. Định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm/dịch vụ

  • Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ

Nhà sản xuất sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm:

+ Chất lượng sản phẩm

+ Đặc điểm, thiết kế sản phẩm

+ Quan điểm, đánh giá của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm

+ Độ khan hiếm của sản phẩm

+ Các dịch vụ kèm theo của sản phẩm

  • Phương pháp định giá theo giá trị gia tăng

Sau khi cho ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không định giá ngay mà sẽ thêm vào sản phẩm các giá trị mà  tạm dịch là giá trị gia tăng như tính năng của sản phẩm, dịch vụ kèm theo rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường.

Định giá sản phẩm

xem thêm: Augmented Reality là gì? Xu hướng tương tác thực tế thời đại số

 3. Định giá dựa trên sự cạnh tranh

Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xem xét mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, rồi định một mức giá thấp hơn, cao hơn, hoặc ngang bằng, tùy theo tình hình của thị trường.

Việc định giá cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

1. Lắng nghe khách hàng: Bạn chỉ cần lắng nghe ý kiến của khách hàng. Lắng nghe để có những điều chỉnh phù hợp. Khách hàng là những người rất nhạy cảm về giá và chất lượng, chính họ mới là người quyết định giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

 2. Hiểu rõ đối thủ: Bạn hoàn toàn nên hỏi khách hàng

  • Nếu không mua hàng của chúng tôi, quý vị sẽ chọn công ty nào khác?
  • Khác biệt giữa sản phẩm của đối thủ và sản phẩm của bạn là gì?
  • Khách hàng đánh giá sự khác biệt đó ra sao?

3. Trung thực và công bằng với chính mình: Chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành thường đánh giá quá cao các khía cạnh tích cực của doanh nghiệp mình mà bỏ qua những lợi thế của các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ về định giá sản phẩm: Một siêu thị kia rất tự tin vì hàng hóa chất lượng cao của mình. Trong khi đó đối thủ của họ với hàng hóa giá rẻ, giữ xe miễn phí, tiếp thị tốt đã thu được doanh thu cao hơn hẳn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tỉnh táo và sẵn sàng để không bị cuốn theo các cơn bão giá mà đánh mất khách hàng và uy tín.

4. Nhận ra sự khác biệt của các đối tượng khách hàng: Mỗi đối tượng khách hàng có sở thích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Giá cả doanh nghiệp đưa ra sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố:

  • Khách hàng hiện hữu là ai?
  • Khách hàng tiềm năng mà ai?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai?

Định giá sản phẩm

xem thêm: PPC là gì? Phân biệt SEO và PPC

Doanh nghiệp nên đưa ra chiến lược định giá sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng, không nên áp dụng chung cho tất cả với một mức giá cố định cụ thể. Webdoctor.vn vừa cung cấp cho bạn những chiến lược định giá sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Chúc bạn lựa chọn được chiến lược phù hợp với mình nhất.