KOL là một thuật ngữ viết tắt dùng để chỉ người, vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta. Đặc biệt đối với người làm marketing thì việc cộng tác với những kols là điều hết sức bình thường. Vậy bao nhiêu người trong chúng ta hiểu đúng nhất KOL là gì? Hãy cùng Webdoctor.vn tìm hiểu nhé!
KOL là gì?
Đây là từ viết tắt của Key opinion leaders, là những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng, bao gồm: diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ hài… được nhiều người biết đến. Việc lựa chọn KOLs phù hợp với nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ rất quan trọng cho campaign, Marketers phải lường trước được hết những vấn đề có thể phát sinh xảy ra với KOLs này trong tương lai – trường hợp có scandal thì phương án dự phòng là gì? Ai sẽ là người thay thế?
Dùng KOLs trong các campaign mang tính chất “push trend” cho nhãn hàng trên mạng xã hội trong một khoảng thời gian ngắn, điều này giúp đạt rất nhanh lượng KPIs về thống kê đo lường (thường là engagement, people talking about…)
Phân loại KOLs
- Celeb hay “celebrity”: người nổi tiếng, những ngôi sao, có sức ảnh hưởng đến nhiều người trong 01 nhóm tuổi hoặc ngành nghề nào đó. Celeb là những người có thể làm đại sứ nhãn hiệu, đại diện hình ảnh cho các nhãn hàng.
- Influencer hay còn gọi là “người gây ảnh hưởng”, bất kỳ người dùng Online nào đều có khả năng trở thành người có sức tác động đến những đối tượng hoặc thị trường nhất định. Tùy vào hoạt động, tiếng nói, lĩnh vực mà họ đang ở trong, hoặc mục đích dùng mạng xã hội… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Họ có thể là doanh nhân, ca sĩ, blogger,…
- Mass seeder: là những người có sức ảnh hưởng ở những nhóm khách hàng nhỏ lẻ, tuy nhiên có thể dùng họ để chia sẻ các nội dung từ celebs/influencers – nhằm quảng cáo hay PR thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ này. Nhóm này chia sẻ những nội dung chân tình và thực tế.
xem thêm: AM là gì? tầm quan trọng chiến lược của AM trong doanh nghiệp
Bí quyết chọn KOLs hiệu quả
1. Chọn KOL gần gũi với khách hàng mục tiêu
Thách thức lớn nhất đối với các nhà tiếp thị đó là chọn nhân vật đại diện hoặc quảng cáo phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Công ty cần làm một cuộc khảo sát, nghiên cứu khách hàng của mình xem họ đang theo dõi đối tượng nào nhiều nhất, thông qua kênh thông tin nào, họ tương tác với nhãn hiệu và với nhau ra sao… Mối bận tâm về sản phẩm, dịch vụ của họ là gì? Qua đó, doanh nghiệp cũng phần nào hình dung được người mà họ cần sẽ hoạt động trong lĩnh vực nào, mức độ nổi tiếng ra sao.
2. Chọn KOL phù hợp mới mục đích
Tùy thuộc vào mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi chọn KOL cho mà ta có thể cân nhắc giữa 3 đối tượng: Celeb, Influencer, Mass seeder. Nổi bật nhất gần đây về KOL chia sẻ kinh nghiệm là các bạn sinh viên có độ nổi tiếng nhất định trong trường hoặc một tổ chức hoạt động hay chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch của mình trên các trang Facebook. Các hãng du lịch và các trang web về lĩnh vực này rất hay mời các nhân vật này để quảng bá cho dịch vụ của mình một cách tự nhiên. Ngoài ra còn đưa họ vào các video trải nghiệm nhằm mang lại hiệu quả truyền thông tốt hơn hẳn.
3. Đừng lựa chọn KOL cho video clip giới thiệu về công ty dựa trên lượng Follow
Thay vì chú trọng đến lượng follow của các KOL, cái mà quan trọng hơn cả đó chính là hình ảnh cá nhân, mức độ tương tác cũng như sự gắn bó mật thiết, sự liên quan của họ đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Xu hướng năm 2017 cho cách mà các KOL xuất hiện trong video clip giới thiệu doanh nghiệp của bạn đó là hợp tác với những nhân vật có tầm ảnh hưởng “siêu nhỏ”. Những KOL này có khoảng 100 nghìn lượt follow, tuy nhiên lại mang lại hiệu quả cao vì đúng người, đúng việc. Họ đòi khoản tiền công thấp hơn rất nhiều so với những nhân vật lớn khác nhưng lại có quan hệ mật thiết đến lĩnh vực kinh doanh của bạn, điều này giúp tăng đến 90% sự thành công của chiến dịch.
Làm thế nào để trở thành KOL?
Để trở thành một KOL cần cả một quá trình, chứ không có chuyện sẽ thành công sau một đêm nên chúng ta cần phải có những phương pháp, nguyên tắc hiệu quả để áp dụng:
- Hiểu thế mạnh của bạn
Quan trọng là bạn khác biệt, không trộn lẫn. Nếu thế mạnh của bạn là makeup, hãy làm video chuyên dạy makeup. Nếu bạn sở hữu kiến thức chuyên sâu và thiệt nhiều bí kíp, hãy trở thành blogger… Hiểu được thế mạnh của mình là bước đầu tiên bạn cần có để bắt đầu!
- Xác định đối tượng khán giả
Nếu bạn làm review cho giới trẻ phổ thông, hãy đảm bảo sản phẩm bạn dùng không quá đắt tiền. Nếu bạn chọn đối tượng khán giả là người trẻ thành thị giọng văn và đầu tư hình ảnh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.
- “Đầu tư”
Hãy sắm một chiếc máy ảnh (hoặc dùng iPhone) cùng nhiều filter long lanh để tăng thêm độ bắt mắt. Nếu bạn muốn nghiêm túc luôn ngay từ đầu, hãy bỏ tiền thiết kế giao diện và mua tên miền luôn cho blog. Chưa kể tiền chạy quảng cáo, trang trải các item để làm review trước khi nhận được bất kì một hợp đồng nào. Do đó, bạn cần phải có tài chính ổn định.
xem thêm: PPC là gì? Phân biệt SEO và PPC
- Làm việc có tâm
Một bài review có tâm và tận tình luôn ăn điểm hơn là thật nhiều bài review, đa dạng sản phẩm mà bài nào cũng hời hợt.
- Networking
Một KOL cần có khả năng giao tiếp tốt và thân thiện với tất cả mọi người. Trao đổi và làm quen với những KOL khác để chia sẻ kinh nghiệm, và nhận được sự chú ý của họ (biết đâu họ sẽ cho bạn một cú shoutout miễn phí thì sao?). Fan của họ cũng sẽ tò mò mà click vào trang của bạn để xem bạn có gì. Dù muốn hay không, networking là cách hiệu quả để mở rộng mối quan hệ với các đồng nghiệp, nhãn hàng, agency và tăng followers.
Vậy là bạn đã biết KOL là gì và làm sao để trở thành một KOL rồi nhé. Chúc bạn thành công!