Trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện nhiều thương vụ M&A để gia tăng khả năng cạnh tranh. Pháp luật Việt Nam quy định về M&A với 2 từ cụ thể sau: Mua bán và Sáp nhập. Cùng Adsplus tìm hiểu về hình thức M&A là gì nhé?
M&A là gì ? M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers and Acquisitions, tức mua bán và sáp nhận. M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Sáp nhập là gì?
Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.
Mua lại là gì?
Đây là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…
Ngoài việc M&A là gì thì Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm:
- góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp
- mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần
- sáp nhập doanh nghiệp
- hợp nhất doanh nghiệp
- chia; tách doanh nghiệp
Xem thêm: CPS là gì? Khái niệm các nhà Marketer cần phải biết
M&A là gì và 10 bước M&A không thể không biết
Khi thỏa thuận ký kết, các nhà đầu tư thường nhận được một cổ phiếu mới trong danh mục đầu tư của họ – cổ phiếu mở rộng của công ty mua lạ
2. Đặt tiêu chí tìm kiếm M&A: Xác định các tiêu chí chính để xác định công ty mục tiêu.
3. Tìm kiếm mục tiêu chuyển đổi tiềm năng: Sử dụng các tiêu chí đã xác định ở bước 2 để tìm kiếm và đánh giá các công ty mục tiêu tiềm năng.
4. Bắt đầu lập kế hoạch mua lại: Bên mua liên hệ với một hoặc nhiều công ty đáp ứng được tiêu chí đề ra để có thêm thông tin, đánh giá mức độ phù hợp của việc sát nhập hoặc mua lại.
5. Thực hiện phân tích đánh giá: Nếu bước 4 diễn ra tốt đẹp, bên mua sẽ yêu cầu công ty mục tiêu cung cấp thêm thông tin để đánh giá thêm mục tiêu, cả về doanh nghiệp và mục tiêu mua lại phù hợp.
6. Đàm phán: Đưa ra một đề nghị hợp lý và thực hiện đàm phán. Các công ty có thể thương lượng các điều khoản chi tiết hơn.
7. Thẩm định M&A: Khi đề nghị đã được chấp nhận, thẩm định M&A để xác nhận hoặc điều chỉnh giá trị của công ty bằng cách kiểm tra, phân tích chi tiết mọi khía cạnh hoạt động của công ty mục tiêu (Chỉ số tài chính, tài sản, nợ nguồn nhân lực,…)
8. Hợp đồng mua bán: Các bên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về loại thỏa thuận mua hàng, cho dù đó là mua tài sản hay mua cổ phần.
9. Chiến lược tài chính cho việc mua lại: Khi thỏa thuận M&A, các nhà đầu tư thường nhận được một cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại được ghi lại trong doanh mục đầu tư.
10. Đóng cửa và tích hợp việc mua lại: Khi kết thúc giao dịch M&A, cả 2 bên sẽ có những điều chỉnh về tài chính để công ty sau khi sáp nhập và mua lại có thể hoạt động tốt một cách độc lập.
M&A tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ
Xem thêm: Giải mã DSP là gì và những điểm mạnh đáng ngạc nhiên của DSP
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng M&A tốt, với số thương vụ và giá trị thương vụ lớn ngày một nhiều. Sabeco có lẽ là thương vụ M&A lớn nhất. Hiện nay, các quốc gia đang hoạt động M&A tại Việt Nam có thể kể đến là Mỹ, Singapor, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tổng giá trị M&A ở Việt Nam trong 10 năm gần đây đã đạt đã đạt đến con số khoảng 49 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khoảng 17%, hoạt động M&A hứa hẹn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Xét trong khu vực Đông Nam Á, hoạt động M&A của Việt Nam đang tăng trưởng dần ở mức trung bình.