X

Marketing 4.0 là gì? Xu hướng marketing 4.0 trong kỷ nguyên số

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành Marketing: đó là việc dịch chuyển từ các kênh truyền truyền thống sang công nghệ số. Từ đó, thuật ngữ Digital Marketing cũng được ra đời. Vì thế này hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chuyên sâu về thuật ngữ Marketing 4.0 là gì cũng như sức ảnh hưởng của nó đến cách tiếp cận khách hàng của các Marketer.

Marketing 4.0 là gì? Xu hướng marketing 4.0 trong kỷ nguyên số

Marketing 4.0 là gì? 

Marketing 4.0 thực chất là hình thức tiếp thị mà trong đó có sự tương tác kết hợp các kênh online và offline giữa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng. Trong thời đại phát triển về mặt công nghệ và kỹ thuật, các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi cách thức tiếp cận với khách hàng, thấu hiểu nhu cầu, phương thức tiếp thị cho đến chăm sóc khách hàng sau mua,…cho phù hợp với thời đại. Marketing 4.0 luôn gắn liền với Internet. Từ việc lựa chọn các kênh quảng bá đến thúc đẩy quá trình mua hàng, đây là sự đánh dấu bước dịch chuyển từ 4P sang 4C.

Xu hướng của marketing 4.0 là gì trong kỷ nguyên số

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, con người có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn và khái niệm “thế giới phẳng” đã được thể hiện rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ trở nên quyền lực hơn và có  rất nhiều sự lựa chọn. Vì thế các doanh nghiệp cần có những sự thay đổi về tư duy bán hàng và cách làm tiếp thị sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Trong quyển sách “Marketing 4.0: Moving from Traditional to Digital”, Philip Kotler đã đề cập đến sự chuyển dịch từ mô hình Marketing 4P sang 4C. 4P trong truyền thống bao gồm: Product, Price, Promotion và Place. Trong Marketing 4C thì 4 yếu tố đó là:

  • Co-creation: Đâu là việc dựa vào kiến thức, trải nghiệm và nhu cầu của cộng đồng để tạo thu thập nguồn thông tin đầu vào cho các thương hiệu. Các công ty về công nghệ đặc biệt chú ý đến yếu tố này khi họ luôn luôn có một cộng đồng người dùng sử dụng ứng dụng của họ hằng ngày. Từ đó, phòng R&D của doanh nghiệp sẽ dựa vào những ý kiến và phản ứng của cộng đồng để mang đến những cải tiến cho sản phẩm của mình ngày càng thân thiện và đáp ứng nhu cầu thực của người dùng.
  • Currency: Cụ thể và dễ thấy nhất là việc định giá của 2 thương hiệu xe ôm công nghệ Uber và Grab. Việc định giá của Grab và Uber sẽ linh hoạt tùy theo nhu cầu của thị trường. Nếu như lượng cầu lớn hơn cung thì giá sẽ bị đẩy lên cao hơn so với các thời điểm ngược lại. Tuy nhiên, khi nhìn vào sự linh hoạt của giá chúng ta phải hiểu rằng là giá không phải lúc nào cũng tăng mà đôi khi vẫn được giảm xuống. Vì thế ta có thể nhận thấy rằng cùng một loại sản phẩm nhưng lại được định giá rất linh hoạt. Chúng ta cũng biết rằng chi phí để đi tìm một khách hàng mới bao giờ cũng sẽ cao hơn chi phí để giữ chân một khách hàng cũ.
  • Community: Sau khi dựa vào yếu tố C đầu tiên (Co-creation) tức là dựa vào những thông tin xuất phát từ cộng đồng để đưa ra những cải tiến và ý tưởng về những sản phẩm mới, Thì chúng ta phải chủ động tiếp cận lại cộng đồng của mình. Vì khi làm thế, mới có thể dựa trên những nhu cầu thực của cộng đồng này để tạo ra những sản phẩm mới và họ sẽ dễ dàng đón nhận.
  • Conversation: Những cuộc thảo luận sẽ trở thành một kênh truyền thông miễn phí vô cùng hiệu quả. Khách hàng khi tiến hành thảo luận với nhau, chia sẻ về trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm. Những người xung quanh sẽ nghe được những chia sẻ đầy tin tưởng đó, hoặc sẽ được giới thiệu để sử dụng sản phẩm. Đây là một kênh quảng bá hiệu quả và nâng cao được niềm tin của khách hàng cho doanh nghiệp.
Marketing 4.0 là gì? Xu hướng marketing 4.0 trong kỷ nguyên số

Marketing 4.0 phát triển, quảng cáo hiển thị lên ngôi

Quảng cáo hiển thị là một loại hình quảng cáo online, xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như: quảng cáo banner, quảng cáo video,… Không giống như những loại quảng cáo dưới dạng text, quảng cáo hiển thị sẽ chủ yếu dựa vào các yếu tố như hình ảnh, âm thanh, và video để truyền đạt thông điệp quảng cáo đến với khách hàng.

Trong thời buổi công nghệ và thiết bị ngày càng tiên tiến như hiện tại, quảng cáo hiển thị sẽ được tích hợp rất nhiều yếu tố khác nhau để đáp ứng kịp thời theo sự phát triển của công nghệ. Dù đã được ứng dụng rất lâu vào những chiến lược Digital Marketing, các hình thức quảng cáo vừa nêu trên chưa từng mất đi vị trí chiến lược và tính ưu việt của chúng, đây như một công cụ giúp tăng việc nhận diện và gợi nhớ thương hiệu một cách ấn tượng nhất.

Marketing 4.0 là gì? Xu hướng marketing 4.0 trong kỷ nguyên số

Marketing 4.0 là gì không còn là câu hỏi khó giải đáp. Nhưng để hiểu và có thể ứng dụng Marketing 4.0 một cách hiệu quả nhất là một bài toán khó. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Marketing 4.0 là xu hướng của thời đại, doanh nghiệp của bạn muốn tồn tại được, chỉ duy nhất một con đường là thích nghi cùng sự phát triển của nó. Bên cạnh những xu hướng vừa nêu trên, Marketing 4.0 còn đề cao vai trò của các công cụ khác như: Content Marketing, Viral Marketing, IMC,…