X

Millennials là gì? Những thói quen về mua sắm của Millennials

Millennials tại Việt Nam đang là đối tượng có quy mô lớn nhất, sức mua mạnh nhất trong thành phần dân số. Đây là phân khúc theo độ tuổi mà rất nhiều thương hiệu đang nhắm tới. Vậy Millennials là gì? Họ là những ai? Tại sao những doanh nghiệp lại đang tập trung khai thác về khả năng tiêu dùng của thế hệ này?

Millennials là gì? Những thói quen về mua sắm của Millennials

Millennials là gì?

Millennials hay còn có tên gọi khác đó là thế hệ Y. Đây nhóm người được sinh trong độ tuổi 18–34 (có nghĩa là họ được sinh ra trong khoảng thời gian đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000). Đây là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đồng thời đây cũng là lực lượng lao động nòng cốt của quốc gia ở hiện tại và tương lai. Theo những thống kế về dân số, thế hệ Millennials tại Việt Nam chiếm đến hơn 35% dân số thuộc thế hệ Y.

Vì đây là lực lượng có quy mô hùng hậu đồng thời cũng là những người có sức mua mạnh nhất trên thị trường. Vì thế mà thế hệ Millennials đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của những thương hiệu trong tất cả các ngành nghề kinh doanh. Theo số liệu thống kê được từ Forbes, sức mua mỗi năm của thế hệ này đạt mức trên $200 tỉ khi chỉ tính riêng trên lãnh thổ nước Mỹ.

Thói quen mua sắm của nhóm Millennials là gì?

Sinh ra và lớn lên song hành cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ cao, vậy thói quen mua sắm của Millennials là gì và có bị chi phối bởi sự phát triển này? Không quá khó hiểu khi thế hệ này dành phần lớn tiền của họ để mua sắm những sản phẩm và dịch vụ qua kênh online. Theo thống kê về thị trường tiêu dùng ở Mỹ, đến 40% nam giới và 33% nữ giới thuộc nhóm Millennials có hành vi mua sắm mọi thứ trên mạng Internet. Hơn thế nữa, cũng theo báo cáo này đã chỉ ra rằng Millennials thường dành hơn một tiếng/ngày trên những trang mua sắm trực tuyến.

Millennials là gì? Những thói quen về mua sắm của Millennials

Nhóm Millennials  thường tương tác với những thương hiệu qua các mạng xã hội. Họ dành khá nhiều thời gian trong ngày để lướt mạng xã hội của mình và tương tác qua lại với các nhãn hiệu thông qua môi trường đó. Hiểu được điều này, các thương hiệu đã sử dụng mạng xã hội để góp phần tăng cường độ nhận diện thương hiệu của mình (brand awareness).

Cách tiếp cận với nhóm Millennials là gì?

Nếu có ai đặt ra câu hỏi “Cách để tiếp cận với Millennials là gì?” thì mạng xã hội chắc chắn là một kênh truyền thông hiệu để tiếp cận đến thế hệ Millennials.Vì hầu như những người thuộc thế hệ này đều có ít nhất cho mình một tài khoản xã hội. Nhưng tất nhiên, quảng cáo trên thiết bị di động đang chiếm thế thượng phong trong các thiết bị kỹ thuật số ngày nay. Đặc biệt là khi một lượng lớn người Millennials có hành vi mua hàng trực tiếp qua thiết bị di động thay vì máy tính bàn hay laptop.

Millennials là gì? Những thói quen về mua sắm của Millennials

Thế nhưng để liên kết hiệu quả với thế hệ Y qua mạng xã hội cũng là một bài toán không hề dễ dàng khi quảng cáo truyền thống đã trở nên phản cảm với họ. Thực tế thì phần lớn Millennials cho rằng các quảng cáo muốn thuyết phục được họ mua hàng thì sản phẩm và thông điệp truyền thông phải hấp dẫn, mang tính cá nhân hóa cao.

  • Ở những trang thương mại điện tử được cá nhân hóa qua việc tự động gửi thư cá nhân và hiển thị những danh mục sản phẩm phù hợp với từng khách hàng dựa trên những số liệu về lần mua và lượt xem sản phẩm trước đó của hộ. Theo đó, có đến 43% thế hệ Y hài lòng và nói rằng việc cá nhân hóa giúp họ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc mua sắm.
  • Marketing tích hợp (IMC): khác với những thế hệ trước, IMC khi áp dụng cho thế hệ Millennials cần phải kết hợp song song giữa marketing diện rộng và cả marketing cá nhân hóa.
  • Chương trình gia tăng độ trung thành của khách hàng, tặng thưởng: có đến 77% khách hàng trong thế hệ Y thừa nhận rằng họ tham gia tích cực trong các chương trình nhằm tăng độ trung thành của khách hàng cũng như những chương trình tặng thưởng. Đặc biệt, thẻ khách hàng thân thiết là một trong những biện pháp rất hiệu quả để có thể thu thập những thông tin cá nhân, theo dõi hành trình mua hàng, cũng như đề xuất các chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả để duy trì sự quan tâm của khách hàng đến với thương hiệu.
  • Trách nhiệm đối với xã hội (CSR): một thực tế đáng để những người làm Marketing nên suy ngẫm đó là có đến 75% thế hệ Millennials đã đóng góp cho những chương trình hay quỹ từ thiện. 60% số người trong họ sẵn sàng trở thành tình nguyện viên cho một chiến dịch nào đó vì cộng đồng. Vì thế, song song với việc triển khai các chiến lược marketing – bán hàng, các doanh nghiệp nên chú ý đến việc tạo giá trị CSR cho thương hiệu qua những hoạt động ý nghĩa hướng đến xã hội như phát quà cho trẻ em nghèo, trích lợi nhuận từ sản phẩm cho quỹ hỗ trợ bệnh nhân tim,…

Để tiếp cận và giữ được lòng trung thành của thế hệ Millennials thực sự là một thách thức dành cho những marketer trong thời đại số. Giữa sự cạnh tranh của rất nhiều nhãn hàng, marketer cũng như những nhà quản lý phải luôn luôn đổi mới để đưa ra những giải pháp marketing – bán hàng hiệu quả nhất cho thế hệ này. Vì thế, chúng ta phải hiểu rõ được thế hệ Millennials là gì? Họ sở hữu đặc điểm gì để chúng ta có thể tận dụng và thấu hiểu được khách hàng của mình.