X

Những sai lầm kinh điển khi kinh doanh online

 

Khởi nghiệp không khó! Điều này khá đúng trong thời buổi kinh doanh onine bùng nổ hiện nay. Không cần một cửa hàng hoành tráng tại vị trí vàng, chỉ cần một cửa hàng trực tuyến, một website đẹp, chất lượng là bạn hoàn toàn có thể làm chủ sự nghiệp kinh doanh của mình. Tuy nhiên, kinh doanh không hề dễ, có rất nhiều sai lầm khiến bạn khó có được thành công như mong đợi. Dưới đây là 3 sai lầm cơ bản nhất mà người kinh doanh online thường mắc phải, bạn có thể tham khảo để tránh không đi vào dấu chân cũ nhé.

Sai lầm 1: Bán sản phẩm không phù hợp với thị trường

Một lỗi điển hình mà rất nhiều ông/bà chủ thường mắc phải hiện nay đó là cố gắng bán những sản phẩm mà mọi người không thực sự cần. Bạn muốn trở thành người đi tiên phong, điều đó thật đáng khuyến khích thế nhưng thay vì cố gắng tạo ra một sản phẩm không ai cần đến bạn hãy tìm ra những thứ mọi người cần và làm mới chúng dựa trên những nhu cầu thiết thực của người dùng.

Làm thế nào để bạn biết khách hàng của bạn cần những gì? Có 2 cách dành cho bạn.

Cách tốt nhất để hiểu người dùng là trở thành một “người lắng nghe” mạng xã hội. Ưu điểm nổi bật nhất trong thời đại số hóa hiện nay là bạn không cần phải tiến hành khảo sát trực tiếp với quy mô lên tới hàng ngàn người để hiểu khách hàng muốn gì. Những thông tin bạn cần có thể có ở khắp mọi nơi, điều duy nhất bạn cần làm chính là để tâm và “lắng nghe”. Bạn có thể sự dụng những công cụ như Mention.net hay Google Alerts để tìm các từ khóa và cuộc hội thoại có liên quan, những công cụ này sẽ gợi ý cho bạn biết khách hàng của bạn cần gì từ đó bạn sẽ có những chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu thiết thực nhất.

Tin vào dữ liệu định lượng thay vì định tính. Sự thật là khi bạn khảo sát trực tiếp mọi người, họ thường có xu hướng tặng bạn những câu trả lời khiến bạn hài lòng tuy nhiên những dự liệu này sẽ không giúp ích cho hoạt động kinh doanh của bạn. Do đó, thay vì phụ thuộc vào dữ liệu định tính, bạn nên tập trung vào các con số. Người dùng đang thực sự mua gì? Tần suất mua của họ là bao nhiêu và mức giá họ chấp nhận chi trả cho sản phẩm nằm trong khoảng nào? Đó là những con số bạn nên tìm hiểu và phân tích khi hoạch định cho kế hoạch kinh doanh.

Sai lầm 2: Không phác họa chân dung khách hàng khi thiết kế website

Một sai lầm thường gặp khác mà những người mới khởi nghiệp hay mắc phải là không lắng nghe khách hàng và áp những thứ họ “nghĩ là đúng” là điều khách hàng cần. Nếu bạn thiết kế một cửa hàng trực tuyến chỉ dựa trên những gì bạn “nghĩ” là có hiệu quả, bạn còn cách thành công rất xa. Tại sao lại như vậy? Bởi, bạn và những khách hàng tương lai nghĩ theo hướng ngược chiều nhau.

Không những bạn và khách hàng nghĩ khác nhau, mà bạn sẽ có nhiều khách hàng với nhiều lối suy nghĩ và hành vi mua hàng khác nhau. Điều bạn cần làm là phân khúc khách hàng thành nhiều nhóm, cá nhân hóa thông điệp marketing tới từng nhóm. Bạn không thể đối xử với tất cả khách hàng theo một cách giống nhau. Đó là cách hữu hiệu nhất để tối ưu hóa các chiến dịch marketing.

Những nghiên cứu gần đây đều cho thấy 5% người mua hàng thích mua ở những cửa hàng có yếu tố cá nhân hóa. Do đó, cách hiển thị thông tin tương thích với từng nhóm khách hàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với khi bạn áp dụng một thông điệp cho cho tất cả các khách hàng.

Sai lầm 3: Không làm tốt dịch vụ khách hàng

Hơn 60% người dùng rời bỏ một thương hiệu là vì họ không hài lòng với dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp chứ không phải là chất lượng sản phẩm không khiến họ hài lòng. Tài sản giá trị nhất của công ty chính là nền tảng khách hàng. Tuy nhiên, rất nhiều công ty lại không ý thức được điều đó một cách rõ ràng. Họ chỉ tập trung vào việc mua lại, tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi hay tập trung vào SEO. Tuy nhiên, họ lại quên đi rằng một trong những yếu tố làm nên thành công của thương mại điện tử là Dịch vụ Khách hàng.

Để cải thiện dịch vụ khách hàng, bạn sẽ cần tới những gợi ý dưới đây:

Tránh khiến việc mua sắm trở nên phức tạp. Khách hàng khi chọn mua hàng trực tuyến nghĩa là họ không muốn dành quá nhiều thời gian để dạo quanh các cửa hàng. Bạn cần phải khiến cho khách hàng cảm thấy việc mua sắm trực tiếp thật dễ dàng. Hãy chắc chắn rằng khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất từ bạn và tránh các thủ tục không cần thiết trong quá trình mua hàng.

Bạn phải chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn luôn sẵn sàng để tiếp nhận và phản hồi thông tin từ khách hàng. Bạn có thể đa dạng hóa các kênh liên lạc với khách hàng như: email, điện thoại hay dịch vụ chat trực tuyến.

Cung cấp dịch vụ chat trực tuyến. Ai cũng ghét chờ đợi và khách hàng của bạn cũng không phải là ngoại lệ. Chat trực tuyến là một trong những cách nhanh nhất để khách hàng nhận được sự trợ giúp. Hỗ trợ khách hàng bằng Live Chat ngay khi khách hàng có bất cứ thắc mắc nào trong lúc ghé thăm website sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội biến người xem thành người mua. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng có tới 77% khách hàng thích mua ở những nơi có cung cấp dịch vụ chat trực tuyến.

Bán hàng trực tuyến không hoàn toàn hoàn hảo như bạn nghĩ bởi bạn sẽ rất dễ dàng vướng vào khủng hoảng truyền thông. Hãy cẩn trọng với những phản hồi xấu trên mạng xã hội. Mọi người có xu hướng truyền nhau những trải nghiệm không tốt về sản phẩm hay dịch vụ trên mạng xã hội. Hãy chuẩn bị tinh thần để giải quyết những khủng hoảng truyền thông nhiều khi không đáng có bạn nhé.

Bán hàng online là một môi trường kinh doanh cực kỳ hấp dẫn nhưng cũng sự cạnh tranh rất khốc liệt. Để có được thành công, bạn cần cực kỳ cẩn thận trong việc xác định mục tiêu và đặt những viên gạch đầu tiên trong hành trình xây dựng doanh nghiệp. Bạn phải bắt đầu với những bước đi đúng và luôn luôn sẵn sàng đón nhận những cơ hội. Cách tốt nhất đó là tránh mọi sai lầm mà bạn có thể tránh.

>> Xem thêm: Tiếp thị trực tuyến – điều tất yếu trong xu hướng bán hàng hiện nay