Khi bạn đang cần định vị một thương hiệu trên thị trường, doanh nghiệp của bạn cần phải đảm bảo được rằng bước định vị có sự cân bằng giữa điểm tương đương nhau (PoP) và điểm khác biệt (PoD) với vô vàn các sản phẩm khác trên thị trường. Quan trọng hơn, sự khác biệt phải được tạo những giá trị có ích cho người tiêu dùng. Vậy, PoD là gì và có những loại PoD nào để giúp doanh nghiệp tăng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
PoD là gì?
PoD (là từ viết tắt của Point of Different) nghĩa là đề cập đến các yếu tố của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp phải có sự khác biệt. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu có cạnh tranh trực tiếp cao hơn trên thị trường và được khách hàng nhớ đến nhiều hơn. PoD chính là cách thức lớn đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty đổi với các đối thủ cạnh tranh của họ. Nó là trọng số quan trọng quyết định các chỉ số về điểm thành công của sự khác biệt sẽ làm tăng lợi ích của khách hàng và lòng trung thành của họ với thương hiệu.
Tuy nhiên, dù là mức độ khác biệt có ở mức nào đi chăng nữa thì bạn cũng không nên khiến hàng hóa hoặc dịch vụ mất đi tiêu chuẩn tối thiểu trong một ngành hàng. Điều đó sẽ dẫn đến mất mát những người tiêu dùng tiềm năng. Do đó, cần phải có sự cân bằng giữa PoD và PoP (Point of Parity) giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì cũng như nâng cao tính cạnh tranh của nó.
Xem thêm:
- SaaS Marketing là gì? Cách thiết lập chiến lược SaaS Marketing
- Những sự khác biệt to lớn giữa PR và Marketing mà bạn nên biết
Phân biệt các chiến lược PoD trong Marketing là gì?
Tạo nên sự khác biệt về sản phẩm
Để tạo nên được sự khác biệt về sản phẩm thì bắt buộc sản phẩm đó phải có các tính năng độc đáo nổi bật so với các sản phẩm khác đang cạnh tranh trên thị trường hoặc đó phải là sản phẩm duy nhất sở hữu tính năng đặc biệt cho người tiêu dùng. Việc đạt được sự khác biệt về mặt sản phẩm là một trong những phương thức hiệu quả để doanh nghiệp biến thành người dẫn đầu trên thị trường của mình.
Tuy nhiên, nếu như sự phân biệt sản phẩm đó quá tiên tiến và không thân thiện với người dùng. Nó sẽ không được chấp nhận được bởi người tiêu dùng vì sản phẩm đôi khi lại không đáp ứng tiêu chuẩn mong đợi của khách hàng và khiến họ cảm thấy dư thừa.
Điển hình như, vào năm 2011 Samsung đã làm cho toàn thế giới phải bất ngờ khi cho ra mắt một chiếc điện thoại sở hữu kích thước màn hình lên tới 5.3 inch. Sản phẩm phải nhận rất nhiều lời chế giễu cũng như nghi ngờ về sự thành công của một chiếc điện thoại được đánh giá là quá cỡ và không cần thiết vào thời điểm lúc bấy giờ. Ngoài ra, chiếc điện thoại này còn có một thiết bị theo kèm là chiếc bút S-pen thần thánh. Về sau này, sự thành công của dòng Galaxy Note có lẽ là điều chẳng ai dám nghĩ đến.
Tạo nên sự khác biệt về giá
Sự khác biệt về giá chính là khi doanh nghiệp của bạn đưa ra một mức giá khác (thấp hơn hoặc cao hơn vượt trội so với đối thủ) dựa trên tiêu chuẩn của ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh của nó. Bằng việc đưa ra mức giá thấp hơn thì sản phẩm của bạn sẽ thu hút được người tiêu dùng mua. Vì nhu cầu của họ lúc đó có thể cao hơn khi mà mức giá sản phẩm thấp hơn giá thị trường.
Về trường hợp cung cấp một sản phẩm với mức giá cao hơn, nó cũng mang đến tác dụng thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Họ sẽ phải đặt ra câu hỏi rằng tại sao sản phẩm lại có mức giá đó và sản phẩm giá cao hơn sẽ có khuynh hướng hấp dẫn hơn đối với nhóm khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu.
Sự thành công của Apple chính là một mình chứng cho việc không bao giờ tham gia cuộc chiến giá cả giữa các thương hiệu trên thị trường. Bởi gì Apple luôn luôn bám vững vào chính sách giá của họ mặc dù mức giá đó thường cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Apple có thể thực hiện thành công chiến dịch này bởi họ tập trung vào điểm mạnh của sản phẩm chứ không đánh về giá bán.
Chiến lược khác biệt tập trung
Những nguyên tắc tập trung về sự khác biệt tương tự như mọi chiến lược phân biệt khác. Nó phân biệt một vài tính năng đến từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, sự tập trung khác biệt này lại tập trung vào một phân đoạn cụ thể trên “miếng bánh” của thị trường. Do đó, trải nghiệm của người dùng ở phân đoạn này sẽ cụ thể và tốt hơn giúp bạn cải tiến được quy trình dịch vụ và sản phẩm của mình để đáp ứng cho khách hàng.
Đánh giá chung, việc tạo nên sự khác biệt hóa trên thị trường là điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Qua bài viết PoD là gì cũng như những dẫn chứng về các thương hiệu đã có những chiến lược rất thành công trên thị trường. Hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tạo nên điểm nhấn cho một thương hiệu và ngày càng thành công hơn trong công việc kinh doanh.