Chiến dịch marketing của bạn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các giá trị đo lường social media. Chính vì vậy, các Digital Marketers nên thuộc làu những chỉ số mà Webdoctor tiết lộ dưới đây để xây dựng cho công ty một kế hoạch marketing chi tiết và cụ thể nhé!
Tất tần tật những điều cần biết về các giá trị đo lường social media
Khi nói đến mức độ hoàn thành của một công việc, người ta thường đánh vào KPI (Key Performance Indicators): Chỉ số đánh giá mức độ thực hiện công việc. Trong thế giới của các Digital Marketers, KPI lại càng “khó nhằn” hơn khi số lượng yếu tố đo lường thành công được chia đến nhiều loại giá trị đo lường social media khác nhau, tới tận 6 loại chính với 61 chỉ số nhỏ! Là người có hứng thú, muốn hiểu sâu hơn về Digital Marketing, bạn đã biết đến 61 loại chỉ số này? Trong phần 1 này, Webdoctor sẽ bật mí cho bạn hai chỉ sốđầu tiên: reach và engagement.
Tất tần tật những điều cần biết về các giá trị đo lường social media
PHẦN 1: CHỈ SỐ REACH VÀ ENGAGEMENT
1. Reach Metrics (Chỉ số tiếp cận):
Đây là các chỉ số tập trung vào khán giả (Audicence) và cũng là một trong những giá trị đo lường social quan trọng; quy mô và tốc độ tăng trưởng của khán giả tiềm năng; mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả của thông điệp mà bạn đang nhắm vào nhóm khán giả mục tiêu.
- Audience Growth Rate (Tốc độ tăng trưởng của khán giả): Tỷ lệ mà một thương hiệu thêm (hoặc mất) số lượng khán giả trên mỗi kênh. Cách tính: Chia số lượng khán giả mới cho tổng số khán giả.
- Average Position (Vị trí trung bình): Vị trí trung bình mà quảng cáo của một thương hiệu xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (với vị trí hàng đầu trên trang là 1).
- Brand Awareness (Nhận thức về thương hiệu): Tổng số đề cập trực tuyến về thương hiệu của bạn trong mỗi giai đoạn.
- CPM (Cost Per Impression): Chi phí cho mỗi 1,000 lần hiển thị quảng cáo trong quảng cáo trả tiền.
- Fan/ Followers (Người hâm mộ / người theo dõi): Tổng số người theo dõi trên các mạng khác nhau của bạn trong mỗi giai đoạn.
- Influence Score (Điểm ảnh hưởng): Điểm ảnh hưởng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của một người hoặc một thương hiệu trên một kênh xã hội cụ thể.
- Keywords Frequency (Tần suất từ khóa): Số lần tìm thấy từ khoá hoặc cụm từ cụ thể trong biểu đồ xã hội của thương hiệu (brand social graph).
- Post Reach (Phạm vi tiếp cận bài đăng): Số người ước tính xem nội dung cụ thể của bạn ít nhất một lần trong một khoảng thời gian.
- Potential Impression (Hiển thị tiềm năng): Số lần một nội dung có thể được hiển thị, bất kể nó có tương tác với, trong một khoảng thời gian
- Potential Reach (Tiếp cận tiềm năng): Số người tiềm năng trong đối tượng của thương hiệu, cộng thêm bởi bạn bè của các thành viên khán giả hoặc những người khác trong cộng đồng có thể có cơ hội để xem nội dung phần, trong một khoảng thời gian
- Share of Audience (Tỷ lệ khán giả): Tỷ lệ phần trăm số lượng khán giả mà một thương hiệu sẽ đạt được so với các đối thủ cạnh tranh.
- Share of Engagement (Tỷ lệ tương tác): Tỷ lệ chỉ số tương tác (engagement) của thương hiệu so với những đối thủ khác khi so sánh ở các mảng tương tự.
- Share of Voice (Tỷ lệ tiếng nói): Tiếng nói của thương hiệu lớn như thế nào trong cuộc đàm thoại khi cùng so sánh với những đối thủ khác trong không gian.
- Sentiment (Ý kiến): Phần trăm số lượng đề cập đến thương hiệu mang màu sắc tích cực, trung lập và / hoặc tiêu cực.
Tất tần tật những điều cần biết về các giá trị đo lường social media
2. Engagement Metrics (Chỉ số tương tác):
Những chỉ số này tập trung vào cách mọi người tương tác và chia sẻ nội dung của bạn trên mạng xã hội. Có thể nói, đây là giá trị đo lường social media rất quan trọng, quyết định sự thành công của chiến dịch marketing.
- Amplification Rate (Tỷ lệ khuếch tán): Số lượng chia sẻ trung bình trên mỗi bài viết. Tùy thuộc vào trang MXH bạn đang hoạt động, tỷ lệ khuếch tán là:
- Applause Rate (Tỷ lệ tán thưởng): Số hành động tán thành, hoặc tiếng tán thưởng “ảo” mà bạn nhận được từ khán giả trong mỗi giai đoạn. Có thể kể đến như: +1, lượt thích, thumbs-up, yêu thích, tim, v.v
- Average Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác trung bình): Phần trăm tổng số khán giả của bạn đã tương tác với nội dung của bạn dưới bất kỳ hình thức nào trên kênh xã hội trong mỗi khoảng thời gian báo cáo.
- Comment Rate (Tỷ lệ bình luận): Số lượng nhận xét trung bình của nội dung của bạn trên mỗi bài đăng
- Conversation Rate (Tỷ lệ trò chuyện): Số cuộc trò chuyện diễn ra trên các bài đăng trên mạng xã hội. Trên Facebook, Google+, LinkedIn, Pinterest và Instagram, sẽ nhận xét (comments). Trên Twitter, sẽ là trả lời (replies).
- Engagement as a percentage of Audience (Tỷ lệ tương tác dưới dạng tỷ lệ phần trăm đối tượng): Tổng số hành động tương tác trên tất cả các mạng xã hội chia cho tổng số khán giả.
- Engagement per Fan/ Follower (Mức độ tương tác trên mỗi người hâm mộ / người theo dõi): Tổng số hành động tương tác cho một mạng chia cho số lượng người hâm mộ (hoặc người theo dõi) của trang mạng đó.
- Virality: Tỷ lệ mà một đoạn nội dung lan truyền trên web xã hội. Một cách hay để đo lường mức này là tổng số chia sẻ trên một nội dung.
Tất tần tật những điều cần biết về các giá trị đo lường social media
Trên đây là tất tần tật những gì cần biết về hai chỉ số reach và engagement mà Adsplus đã giới thiệu cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi để được khám phá thêm những thông tin về các giá trị đo lường social media sau nhé! Bên cạnh đó, nếu bạn muốn hiểu sâu hơn, bạn có thể liên hệ chúng tôi qua sales@adsplus.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến Hotline: (028) 7300.4488 để được tư vấn và hỗ trợ.