Thấu hiểu cảm xúc khách hàng là bạn đã thành công một nửa trong công việc kinh doanh của mình. Lượng view trang web bán hàng của bạn luôn rất cao, thời gian mỗi khách hàng xem các sản phẩm không hề nhỏ. Họ không rời trang web của bạn nhưng họ lại không chịu mua hàng? Đây không phải là vấn đề duy nhất của bạn, có rất nhiều chủ shop đang đau đầu với việc: “Vì sao khách hàng không chịu chốt đơn”.
2 cách để thúc giục khách hàng chốt đơn
Bạn đã trải qua ba bài học đầu tiên để tối ưu website (Copywriting; thiết kết; tâm lý học), bạn đã làm hoàn thiện bước đầu tiên khi trò chuyện với khách hàng nhưng họ vẫn chưa có một động lực đủ lớn để chọn món đồ đó vào giỏ hàng? Hãy thử hai cách sau để thấu hiểu cảm xúc khách hàng:
Cách 1: Tạo cho khách hàng cảm giác trở nên đặc biệt
Con người luôn muốn được trao đổi và chia sẻ, chính vì vậy khi mua một sản phẩm, họ muốn mình trở nên đặc biệt theo cách được trở thành một thành viên trong nhóm nào đó.
Nếu họ ở trong một nhóm, cùng chia sẻ một mục tiêu hay một cảm giác, họ thấy an toàn và vui vẻ hơn với quyết định của họ. Hãy thử một vài gợi ý tương tự thế này:
- Cho khách hàng cảm thấy tốt hơn về bản thân họ: “Mẫu dây chuyền này sẽ khiến bạn trở nên quyến rũ hơn khi đứng cùng người đàn ông của mình.”
- Tạo ra một công đồng: Hàng nghìn người đang chờ bạn….
- Tăng thêm giá trị: 10 mẫu dây chuyền hấp dẫn nhất sẽ được gửi đến email của bạn…
Cách 2: Tạo cảm giác khan hiếm
Cách này xây dựng dựa trên “cảm giác sợ mất mát”. Nghiên cứu tâm lý học cho thấy con người có xu hướng tránh sự mất mát hơn là có được lợi nhuận, họ đơn giản là không muốn để lỡ mất cơ hội. Bằng cách tạo cho khách hàng cảm giác họ sẽ bỏ lỡ điều gì đó đặc biệt, bạn sẽ gia tăng đáng kể số đơn hàng.
Đóng vai trò khách hàng, đã bao giờ bạn vội vàng “check out” khi nhìn thấy những báo động như “Chỉ còn 5 sản phẩm”; “Chỉ còn 10 giờ nữa là hết đợt giảm giá cuối cùng trong năm”?
Cốt lõi của vấn đề: Khi khách hàng đã yêu quý bạn (thông qua nội dung, thiết kế, tâm lý học), điều cần làm là cho họ một động lực đủ mạnh thông qua cảm giác khan hiếm hoặc cảm giác trở nên đặc biệt.
Nắm bắt được cốt lõi này bạn sẽ sáng tạo thêm nhiều mẹo hơn cho riêng mình. Bạn đã đọc hiểu được hành vi bên ngoài của khách hàng, chúng ta sẽ tiếp tục đi tiếp vào ‘tiềm thức’ của họ.
2 Quy tắc biến khách hàng tiềm năng trở thành người mua hàng
Bạn nhanh chóng nhận ra hai ví dụ trước chỉ là các mẹo để tác động nhất thời đến cảm xúc, còn quy tắc nào để làm cho mọi chiến dịch tăng sale của bạn đều thành công? Tất nhiên vẫn sẽ có rất rất nhiều quy tắc, tuy nhiên, bất kể khi nào chạy một quảng cáo, gửi một email, chỉnh sửa một giao diện, hãy dùng hai nguyên tắc cơ bản sau:
Quy tắc 1: Tạo cho khách hàng cảm giác sản phẩm làm ra là vì họ
Đây là yếu tố đầu tiên (và quan trọng nhất) của cảm xúc. Tất cả thiết kế, nội dung đều phải tạo được cảm giác sản phẩm được làm ra cho họ. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt giữa hai kiểu câu: “Sản phẩm của chúng tôi….”/ “Tính năng sản phẩm này…” với “Đây là cách cuộc sống của bạn trở nên thú vị hơn”
Quy tắc 2: Cho họ cảm thấy, đừng chỉ nói không
Sẽ chỉ là nói suông nếu bạn không cho khách hàng cảm nhận (trải nghiệm thử) cảm giác mà họ sẽ có được nếu dùng sản phẩm. Đấy là lý do ngồi liệt kê vẻ đẹp của một bó hoa sẽ không thể nào hấp dẫn bằng việc quay 1 clip ngắn bó hoa đó cắm trong một căn phòng ấm áp. (Đừng nhầm lẫn sang clip dạy cắm hoa nhé các bạn)
Cốt lõi của quy tắc: Cố gắng giúp khách hàng cảm nhận được thứ họ sẽ có, để họ trải nghiệm thử bằng mắt, bằng tai, bằng cả 5 giác quan, chỉ như vậy mới tác động mạnh mẽ đến cảm xúc.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách để thấu hiểu cảm xúc khách hàng và làm cho khách hàng hào hứng với việc mua hàng ở phần sau của bài viết này.
>> Xem thêm: Bạn đã biết cách phân biệt giữa content và content marketing chưa?