Khi bạn nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng bạn sẽ bắt gặp Token trong việc bảo mật giao dịch. Vậy thì Token là gì? Token được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Token là gì? Hard Token, Soft Token là gì?
Token là chữ ký số hay chữ ký điện tử đã được mã hóa thành những con số trên các thiết bị chuyên biệt. Mã Token tạo ra là dạng mã OTP tức là mã sử dụng một lần và tạo ngẫu nhiên cho mỗi giao dịch.
Token thường được các doanh nghiệp sử dụng cho những giao dịch thông thường và đặc biệt là các giao dịch online. Bạn cứ xem như đây là một mật khẩu bắt buộc bạn phải nhập cho mỗi giao dịch vì mục đích bảo mật.
Với việc sử dụng mã Token xác nhận giao dịch, các doanh nghiệp sẽ bảo đảm được sự chính xác. Một khi bạn đã xác nhận bằng mã Token có nghĩa là bạn đã ký vào hợp đồng giao dịch mà không cần tốn thêm giấy tờ minh chứng nào. Mã Token hoàn toàn có giá trị pháp lý giống như chữ ký của bạn.
Có 2 dạng Token là:
Hard Token: Là một thiết bị nhỏ gọn như một chiếc USB có thể mang đi mọi nơi. Mỗi khi giao dịch, bạn sẽ phải bám vào thiết bị này để lấy mã.
Soft Token: Là một phần mềm được cài đặt trên máy tính máy tính bảng hoặc điện thoại và phần mềm này cũng cung cấp mã Token cho bạn khi giao dịch
Token được sử dụng trong ngành nghề có giao dịch tài chính online thường xuyên như ngân hàng, Cơ quan Thuế, Facebook,…
Token được sử dụng trong ngành ngân hàng ra sao?
Trong lĩnh vực ngân hàng thì thiết bị Token và mã Token rất quan trọng. Khi khách hàng giao dịch online, để đảm bảo rằng thông tin khách hàng sẽ không bị trộm hoặc dù có bị trộm đi nữa thì giao dịch cũng không thể thành công nếu không có mã OTP. Tại các ngân hàng, mã OTP thường được cung cấp qua tin nhắn SMS hoặc máy Token do ngân hàng cung cấp.
Cách hoạt động của máy Token trong ngân hàng là mỗi máy sẽ được gắn một tài khoản ngân hàng và bạn sẽ đặt mã PIN cho máy Token. Như vậy, bản thân mỗi chiếc máy Token cũng sẽ có 1 lớp mã bảo vệ.
Khi bạn giao dịch mua hàng online, chuyển tiền online, thanh toán hóa đơn,… máy Token sẽ tạo ra một loại mã xác nhận giao dịch và bạn chỉ việc ấn vào máy để lấy mã, nhập vào bước cuối của quy trình thì giao dịch mới xác nhận thành công. Lưu ý là mã Token sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian ngắn, thường là 60 giây.
Mã OTP gửi qua SMS được hầu hết ngân hàng có E-Banking áp dụng miễn phí để bảo mật giao dịch cho khách hàng của mình. Còn với máy Token thì chỉ có ít ngân hàng cung cấp thôi, trong đó có HSBC, Sacombank, VP Bank, Techcombank,… và khách hàng phải trả thêm phí từ 200.000-400.000đ để được cung cấp máy Token.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Token
Ưu điểm:
- Máy Token có kích thước rất nhỏ gọn, bạn có thể bỏ vào trong ví và mang đi khắp mọi nơi.
- Đây được xem là cách bảo mật an toàn nhất của ngân hàng và khả năng bạn bị mất tiền do giao dịch là không thể có.
- Mã OTP là mã sử dụng một lần nên nếu bị lộ cũng bị vô hiệu cho những giao dịch tiếp theo.
- Cách sử dụng máy Token cũng rất dễ dàng.
Nhược điểm:
- Để sử dụng, bạn bỏ tiền ra mua máy Token từ 200.000-400.000đ.
- Mã Token thường chỉ có hiệu lực trong vòng 60 giây.
- Bắt buộc phải có máy Token thì bạn mới thực hiện giao dịch được.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Token là gì cũng như những ưu nhược điểm của nó.