X

Top 3 tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng khi chọn agency marketing online

Digital marketing là một khái niệm mới nhưng không lạ. Song hành cùng sự phổ biến của mạng xã hội, digital marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Digital marketing được xem là hình thức quảng cáo cực kỳ hiệu quả hiện nay bởi tính tiện ích, độ phủ sóng mạnh mẽ, tác động đúng đối tượng với mức chi phí thấp. Một thực tế không thể phủ nhận là digital marketing có nhiều ưu điểm nổi bật mà một chiến dịch marketing truyền thống không thể có được, do đó digital marketing tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có đội ngũ chuyên gia digital marketing. Đối với các công ty vừa và nhỏ, tay vì bỏ chi phí để thuê một nhân viên thực hiện các chiến lược digital marketing nhưng chưa chắc mang đến hiệu quả như mong đợi thì outsource agency là giải pháp tốt nhất. Thế nhưng khi thị trường tồn tại hàng loạt agency cung cấp cùng một dịch vụ digital marketing với vô vàn mức giá khác nhau, không dễ tìm được một agency phù hợp với doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn giá cả.

Các doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều thời gian để loay hoay với việc chọn agency nào tốt hơn mà vẫn bị mắc kẹt trong những trò gian lận của agency – đặc biệt là những ông/bà chủ ở giai đoạn đầu khởi nghiệp. Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến, đôi lúc chính vì mục tiêu này mà doanh nghiệp xem nhẹ những tiêu chuẩn khi chọn nhà cung cấp dịch vụ. Mức giá rẻ và một cam kết không kiểm chứng về chất lượng dịch vụ là sự lựa chọn sai lầm thường thấy của các doanh nghiệp còn non trẻ, bạn sẽ phải trả tiền cho những kết quả “ảo” mà không mang lại giá trị thực tế nào. Vậy làm thế nào để chọn agency thích hợp? Dưới đây là bốn lời khuyên được đưa ra để tránh bị rơi vào “bẫy” của các agency.

Rà soát quy trình tuyển chọn agency

Đầu tiên bạn cần lên danh sách những công ty agency có thể bạn sẽ hợp tác. Bạn nên chủ động trong vấn đề này bởi vì tiền bạn bỏ ra cho agency là tiền thật không hề ảo. Tiếp đó, bạn hãy kiểm tra thông tin, hình ảnh của agency đó trên các kênh truyền thông và cả website riêng của họ và đánh giá chất lượng của họ thông qua những thông tin đó.

Khi tìm kiếm về agency, bạn đừng quên tìm kiếm những từ khóa đi kèm như “lừa đảo” hay “gian lận”. Tìm hiểu phản ứng Và hãy cân nhắc kỹ khi tìm thấy các kết quả cho thấy khách hàng có phản ứng tiêu cực đối với họ.

Ngoài ra bạn có thể liên lạc với agency thông qua chat trực tuyến hoặc gọi điện thoại đến hotline, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị sẵn những câu hỏi cần hỏi, như vậy bạn sẽ đánh giá được sự chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ của agency ngay cả khi bạn chưa phải là khách hàng của họ.

Yêu cầu bản báo cáo hàng ngày / hàng tuần / hàng tháng/ hàng quý

Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua yêu cầu báo cáo định kỳ. Nếu một agency không cam kết cung cấp bất kỳ báo cáo nào, bạn nên xem xét lại độ tin cậy của agency này nhé. Bạn cần theo dõi tiến đội thực hiện các đầu việc của agency và những báo cáo phân tích cần thiết để chắc chắn rằng số tiền bạn bỏ ra là xứng đáng và mang lại hiệu quả thiết thực. Báo cáo là tiêu chuẩn tối thiểu cho tất cả các công ty. Nếu mục báo cáo kết quả không được liệt kê trong bảng cam kết cung cấp dịch vụ, bạn hãy yêu cầu thêm chúng vào bảng cam kết nhé.

Đưa ra những cảnh báo rõ ràng

Bạn nên xem xét thật kỹ bản hợp đồng được agency đề xuất, bạn cũng nên đưa ra những đề xuất nếu cần thiết với tư cách là một khách hàng. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được những khó khăn, rắc rối cho doanh nghiệp của bạn về sau. Những vấn đề được đề xuất trong hợp đồng sẽ là cơ sở để bạn làm việc với agency, tránh trường hợp hai bên đều chối bỏ trách nhiệm khi chiến dịch không hiệu quả hoặc có rắc rối.

Trên đây là những lời khuyên để bạn chọn agency tốt nhất phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn không xem nhẹ những tiêu chuẩn khi chọn nhà cung cấp dịch vụ nhé.

>> Xem thêm: Top 3 giải pháp tối đa tốc độ phản hồi khách hàng hiệu quả