Mang danh là một chuyên viên Marketing hay một người làm quản trị doanh nghiệp thì bạn cần nắm rõ được khái niệm của thuật ngữ này để tìm ra được USP cho của doanh nghiệp mình. Vì thế, hãy cùng chúng tôi giải mã khái niệm của USP là gì và vai trò của USP quan trong như thế nào với từng doanh nghiệp.
USP là gì?
USP chính là chữ viết tắt của 3 chữ cái đầu của từ Unique Selling Point, có thể tạm dịch theo nghĩa Tiếng Việt là điểm bán hàng độc nhất hay còn gọi dễ hiểu hơn là điểm khác biệt của bán hàng. USP chính là một yếu tố quan trọng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn như yếu tố chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên xuất hiện trên thị trường,…chính là những yếu tố khác biệt được nhắc đến theo như khái niệm này.
Những USP ấn tượng và có chất lượng độc đáo sẽ có thể giải thích cho việc chất lượng đó sẽ mang lại những lợi ích to lớn như thế nào cho khách hàng, tất cả chỉ được diễn tả bằng một vài từ ẩn chứa thông điệp đáng nhớ. Nhiều công ty ở trong quá khứ và hiện tại đã sử dụng USP để làm khẩu hiệu cho doanh nghiệp để họ có thể truyền tải chúng đến với nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể trong các chiến dịch.
USP có thể được xem là “thứ mà bạn có nhưng đối thủ cạnh tranh của bạn không có được” Sử dụng USP trở thành là một công cụ Marketing tuyệt vời để khẳng định được vị trí của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Giúp cho việc bán hàng cũng sẽ trở nên phát triển hơn.
Vai trò của USP là gì trong công việc kinh doanh của bạn?
Một USP rõ ràng chính là một công cụ hiệu quả để giúp bạn có thể định hình và tập trung vào các mục tiêu Marketing cụ thể để thiết lập chiến lược thành công cho việc phát triển thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. USP sẽ cố gắng truyền đạt tối đa những lợi ích độc đáo đến với người tiêu dùng và là một phần tất yếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của mỗi đơn vị, giúp cho chiến dịch Marketing sẽ trở nên đáng nhớ và tạo được ấn tượng tích cực trong mắt của người tiêu dùng.
Bạn đánh giá được điều gì để có thể giúp phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Nhưng nếu bạn không biết cách để truyền đạt rõ ràng cho những khách hàng tiềm năng của mình thông qua tất cả những ý tưởng Marketing mà bạn tạo ra thì mọi thứ sẽ trở thành công cóc. Điều đó sẽ không thể nào giúp khách hàng của bạn cảm nhận được sự khác biệt của sản phẩm. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần phải xác định USP – tức là xác định điểm riêng biệt độc nhất của mình và có chiến lược truyền thông hiệu quả để truyền tải chính xác đến khách hàng mục tiêu.
Làm thế nào để có thể phát triển USP độc đáo và mạnh mẽ cho thương hiệu?
Hãy luôn nhớ rằng USP không phải là một khẩu hiệu của doanh nghiệp nhưng để có một khẩu hiệu tốt bạn nên tóm tắt toàn bộ USP đầy đủ trong một câu để có thể làm cho nó có tác động mạnh đến tâm trí của khách hàng.
Mục đích của USP đó chính là trả lời một câu hỏi: “Tại sao khách hàng tiềm năng nên lựa chọn mua sản phẩm của bạn mà không phải mua của đối thủ cạnh tranh?”. Một USP thành công là chỉ cần một vài từ (tương tự như slogan) hoặc một vài đoạn văn ngắn. Số lượng từ ngữ không quan trọng, miễn là bạn có thể nắm bắt và nêu chính xác lời hứa dành cho khách hàng. Giúp họ cảm nhận được sự khác biệt một cách nhanh chóng và ấn tượng nhất trong tâm trí.
Xác định USP của thương hiệu bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường mục tiêu của sản phẩm. Bước đầu tiên để đạt được tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng là tìm hiểu yếu tố nào sẽ thúc đẩy quyết định mua hàng của họ và những gì mà khách hàng họ quan tâm. Có rất nhiều những tính năng bán hàng khác nhau, chẳng hạn như là tiện lợi, chất lượng sản phẩm, giá cả, độ tin cậy cao, sự vệ sinh, dịch vụ khách hàng,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng và giữ chân họ quay trở lại trong những lần mua tiếp theo.
Bạn cần phải thực hiện những nghiên cứu thị trường để tìm hiểu chính xác lý do tại sao khách hàng hiện tại của bạn đưa ra lựa chọn sản phẩm của bạn trong sự cạnh tranh giữa các thương hiệu khác cùng ngành. Nếu như bạn chỉ mới bắt đầu và chưa sở hữu khách hàng có thể cung cấp cho bạn những thông tin như vậy. Hãy bắt đầu nghiên cứu từ những đối thủ cạnh tranh của mình và tìm kiếm những yếu tố kinh doanh mà bạn có thể cải thiện và đổi mới chúng. Hiểu rõ điều gì có thể giúp cho công ty của bạn trở nên đặc biệt hơn ngay từ những bước đi đầu tiên sẽ giúp cho bạn phát triển nhanh chóng hơn.
Nếu bạn đã hiểu về ý nghĩa của USP là gì thì sẽ biết được USP thường được nhóm thành các loại sau đây: giá, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, hậu mãi, tốc độ, lựa chọn, sự tiện lợi, đảm bảo, tùy chỉnh, độc đáo và độ chuyên môn hóa. Chỉ cần một trong các yếu tố đó đươc bạn biến thành USP cho thương hiệu của mình thì bạn sẽ rất thành công trong công việc kinh doanh.