X

4 mã nguồn mở phổ biến trong thiết kế website thương mại điện tử

Thiết kế website thương mại điện tử là phương tiện hỗ trợ thúc đẩy doanh thu của khá nhiều công ty, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trực tuyến. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2017, số lượng website thương mại điện tử mới ra đời đã lên tới con số hơn 1.000 trang web, lượt truy cập trong các trang thương mại điện tử nổi bật hiện nay như Lazada, Shopee, Sendo… cũng tăng cao.

Trong thiết kế website chuẩn seo thương mại điện tử, ngày nay các nhà phân phối phần mềm, hệ điều hành đã cho ra đời nhiều nền tảng hỗ trợ cho các website tích hợp thương mại điện tử, được gọi là các mã nguồn mở. Các phần mềm mã nguồn mở này có nhiều ưu, khuyết điểm khác nhau tuy nhiên có đặc điểm chung là hỗ trợ nhiều chức năng bán hàng, giúp các website hoạt động và phát triển một cách tốt nhất!

Tùy vào nhu cầu và sở thích của các chủ doanh nghiệp mà họ có thể chọn các mã nguồn mở khác nhau cho chức năng thương mại điện tử của mình. Bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn “4 loại mã nguồn mở phổ biến dùng trong thiết kế website thương mại điện tử” như sau:

OpenCart

OpenCart là mã nguồn mở miễn phí hỗ trợ tạo gian hàng cho các website bán hàng. Opencart quản lý hệ thống CMS lớn với phần mua hàng, điểm thưởng. Điều mà nhiều người dùng yêu thích ở OpenCart là chế độ tự buid Theme, tạo khả năng sáng tạo cho người dùng, cùng với chế độ quản lý điểm cộng, điểm thưởng, quản lý gian hàng cực kì rõ ràng và hiệu quả, tính dễ sử dụng…

WooCommerce

WooCommerce là nền tảng thương mại điện tử được tạo nên bởi WordPress, vì vậy các website được xây dựng bằng WordPress có thể tích hợp và thích nghi cực kì tốt với WooCommerce.

WooCommerce sở hữu các ưu điểm vượt trội như:

  • Thân thiện với các thiết bị di động. Woocommerce hỗ trợ các nhà thiết kế tạo nên các giao diện cửa hàng và các sản phẩm hoàn hảo cho bạn trên các thiết bị di động.
  • Khả năng mở rộng cao: Bất cứ lúc nào bạn muốn mở rộng các chức năng, từ việc bán một sản phẩm đến hàng ngàn sản phẩm, từ một đơn đặt hàng cho đến hàng trăm cửa hàng, WooCommerce vẫn có thể hỗ trợ tốt.
  • Khả năng lưu trữ dữ liệu cao: Với Woocommerce, dữ liệu của bạn hoàn toàn độc lập và bạn sẽ có thể kiểm soát hoàn toàn chúng, không lo sợ bị rò rỉ hay mất các thông tin cần thiết
  • Độ bảo mật tốt: Được thừa hưởng từ WordPress, WooCommerce có khả năng tự bảo mật.

Không chỉ vậy Woocommerce còn hỗ trợ hàng loạt các tính năng hữu ích khác, nếu bạn thiết kế website bán hàng trên giao diện WordPress, nền tảng WooCommerce là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Shopify

Hoạt động tương tự như Opencart, nhưng Shopify là phần mềm mã nguồn mở có tính phí. Tuy nhiên, nó khó sử dụng hơn và có nhiều hạn chế về tính năng. Shopify cung cấp cho người dùng hàng trăm giao diện chuyên nghiệp, các kho ứng dụng đồ sộ liên quan đến Quản lí đơn hàng, Chăm sóc khách hàng… Hệ thống admin quản lý đặt hàng, đăng sản phẩm chuyên nghiệp hay hệ thống quản lí email chuyên nghiệp cũng là một trong các ưu điểm của Shopify.

  • Mã nguồn mở là gì? Những điều cần biết về mã nguồn mở
  • 10 tính năng không thể thiếu của một website thương mại điện tử

Prestashop

Với hơn 250.000 lượt dùng trên các trên các web bán hàng cá nhân, PrestaShop có nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội như: Quản lý toàn bộ sản phẩm trên website bán hàng trực tuyến một cách đơn giản và nhanh chóng, Thực hiện các cập nhật để cải tiến và quản lý website…

Prestashop được lựa chọn sử dụng nhiều do có tính linh hoạt, dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải biết nhiều về các kiến thức lập trình vẫn có thể điều hành tốt trang web của họ. Bên cạnh đó, mã nguồn này còn hỗ trợ bạn thực hiện các chiến dịch quảng cáo như gửi email, khôi phục các đơn hàng gián đoạn…

Để không bị tụt hậu và đào thải trong thị trường online đầy sôi nổi và có phần khốc liệt này, bạn cần thiết kế website thương mại điện tử với các chức năng hoàn thiện, độc đáo và tất nhiên có tích hợp nền tảng thương mại điện tử để bán được nhiều hàng hơn.

>> Xem thêm: 10 bí mật giúp bạn đột phá trong thiết kế website thương mại điện tử