X
    Chuyên mục: content

4 tiêu chí đánh giá slogan không thể bỏ qua

Trong kinh doanh, slogan luôn có vai trò thể hiện sức hấp dẫn của sản phẩm hoặc nhiệm vụ của một công ty, và chúng được xem là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Với ý nghĩa đó, slogan thường chỉ là một cụm từ khá đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ. Vì vậy, nếu sáng tạo slogan khó một thì việc tạo ra được một slogan tốt khó gấp trăm nghìn lần.

Thực tế, không có cái gọi là một slogan hoàn hảo, mà chỉ có slogan phù hợp nhất với doanh nghiệp về định hướng kinh doanh và định vị thương hiệu trong những giai đoạn nhất định. Vậy thế nào là một slogan chất lượng?

Nếu không có tiêu chí rõ ràng thì việc đánh giá tốt – không tốt, hay – dở sẽ chẳng khác nào dò đường trong đêm tối. Vì lý do đó nên chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 4 tiêu chí đánh giá slogan cũng như sáng tạo một slogan ấn tượng mà bạn không thể bỏ qua.

Khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu tối thượng của mọi thương hiệu chính là sự “khác biệt”. Nếu thương hiệu của bạn nhạt nhòa trong vô vàn những thương hiệu trên thị trường cùng ngành thì đừng kỳ vọng khách hàng có thể nhớ và yêu sản phẩm của bạn.

Vì vậy, khi đối thủ đã chiếm giữ được một từ có giá trị thì bạn đừng tốn công vô ích để nói điều tương tự. Thay vào đó, hãy nói để khách hàng biết sản phẩm của bạn khác biệt ở điểm nào. Đó có thể là sự khác biệt về chức năng, khác biệt về cảm xúc hoặc mang lại một lợi ích nào đó khác cho khách hàng mà đối thủ không có. Sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh là 1 trong 4 tiêu chí đánh giá slogan mà bạn không thể bỏ qua.

Mang lại liên tưởng tích cực cho khách hàng mục tiêu

Muốn khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình hãy mang lại cho họ cảm xúc tích cực. Những câu slogan khơi gợi được cảm xúc, tạo sự liên tưởng tốt sẽ dễ đi vào lòng người. Đặc biệt cần tránh những câu có thể gây hiểu sai, hiểu lầm, hoặc hiểu theo nghĩa tiêu cực.

Nếu sản phẩm của bạn là thực phẩm, hãy dùng những câu từ khơi gợi tới việc ăn uống, nội trợ, nấu nướng hoặc kích thích vị giác của khách hàng. Sản phẩm của bạn cao cấp thì ngôn từ, âm điệu của một slogan cần mang lại cảm nhận về sự sang trọng đối với người nghe.

Thể hiện nhận biết ngành nghề

Khi startup một doanh nghiệp mới, một sản phẩm mới, slogan của bạn cần thể hiện được ngành nghề của chính thương hiệu. Trường hợp thương hiệu của bạn không mới nhưng chưa được khách hàng nhận biết thì cần ưu tiên nói về ngành nghề trong slogan.

Khách hàng cần biết sản phẩm của bạn là gì trước khi họ biết nó nổi trội về điểm nào.

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, bạn có thể dùng những từ ngữ liên quan đến ngành như “xây dựng”, “kiến thiết”… để thể hiện ngành nghề đó.

Dễ nhớ

Khách hàng ngày càng bội thực thông tin khi mà có quá nhiều thông tin trên thị trường. Vì vậy muốn đóng đinh trong tâm trí khách hàng thì một slogan đừng quá dài. Ngoài ra, từ ngữ phức tạp sẽ gây khó hiểu, khó nhớ vậy nên hãy ưu tiên dùng từ phổ biến.

Con đường ngắn nhất và nhanh nhất để đóng đinh một từ vào tâm trí khách hàng là dùng những từ phổ biến, đơn giản, dễ hiểu đến mức ai cũng có thể hiểu được.

Hãy diễn đạt những vấn đề phức tạp bằng những ngôn từ đơn giản nhất, dễ nhớ nhất.

4 tiêu chí đánh giá slogan sẽ là thật quan trọng và có ích nếu bạn nhận biết được tầm quan trọng của một slogan hay trong doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công với việc đánh giá và sự sáng tạo slogan của mình!

>> Xem thêm: Ưu điểm của PR Online và cách viết bài PR hiệu quả