Description là gì chắc chắn luôn là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các Marketer mới bước vào nghề sẽ thắc mắc và tìm hiểu ngay. Đặc biệt là đối với những ai đang định hướng sẽ dấn thân vào lĩnh vực SEO. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ về khái niệm description cũng như những lưu ý quan trọng khi viết bài chuẩn SEO.
Description là gì?
Meta Description chính là một đoạn mô tả thường được viết tối đa khoảng 155 ký tự – đây là một loại thẻ trong HTML với mục đích tóm tắt nội dung của bài viết, chủ đề,…Những công cụ hỗ trợ tìm kiếm sẽ hiển thị phần Meta Description ở phần kết quả tìm kiếm khi cụm từ đó trong phần mô tả., Thế nên việc tối ưu hóa Meta Description là điều rất quan trọng đối với việc SEO Onpage.
Các lưu ý khi viết thẻ miêu tả trong quá trình làm SEO
Sau khi tìm hiểu về khái niệm cơ bản của Description là gì, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý khi thực hiện viết thẻ miêu tả trong quá trình làm SEO sao cho tối ưu và được các trang tìm kiếm đánh giá cao nhất.
Thẻ miêu tả sẽ có chức năng như là một bảng quảng cáo thu hút sự tò mò của người đọc vào website thông qua kết quả tìm kiếm xuất hiện trên Google. Vì thế đây là một phần rất quan trọng của tiếp thị tìm kiếm. Một miêu tả được đánh giá dễ đọc và hấp dẫn sẽ mang đến tỉ lệ click rất cao cho trang web của bạn. Để có thể tối đa hóa được tỉ lệ này, cần phải chú ý rằng Google và những công cụ tìm kiếm đều sẽ bôi đậm keyword trong phần miêu tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Thẻ miêu tả không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng
Google đã công bố vào tháng 9/2009 là “Meta Description” sẽ không phải là yếu tố được quan tâm đến trong thuật toán xếp hạng của bộ máy Google. Google chỉ sử dụng thẻ miêu tả để trả lại kết quả cho người dùng khi sử dụng thao tác tìm kiếm nâng cao để mang đến những kết quả phù hợp hơn.
Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm
Thẻ miêu tả nên được chèn kèm từ khóa chính một cách thông minh và khéo léo. Đồng thời cũng phải là mang tính hấp dẫn để người tìm kiếm bị tò mò hoặc kích thích để click vào bài viết. Điểm quan trọng nhất là nó phải có độ liên quan đến trang và miêu tả của các trang phải khác nhau cho dù có viết cùng một đề tài. Một thẻ miêu tả tối ưu nhất nên chứa khoảng từ 150-160 ký tự. Thẻ miêu tả có thể có độ dài tùy ý theo người soạn nhưng những công cụ tìm kiếm sẽ thường cắt đi những đoạn văn bản dài hơn 160 ký tự. Vì thế, tốt nhất chúng ta nên để chúng ở độ dài vào khoảng 150-160 ký tự.
Nên sử dụng từ khóa trong phần thẻ miêu tả
Cũng giống như thẻ tiêu đề của bài, việc đặt từ khóa chính bên trong thẻ miêu tả sẽ giúp gia tăng khả năng click của người dùng tìm kiếm đối với nội dung trên website của bạn. Cần phải chú ý rằng Google và những công cụ tìm kiếm tương tự đều bôi đậm những keyword trong phần miêu tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Không được trùng lặp thẻ miêu tả với các bài viết khác
Tương tự với tiêu đề, điều quan trọng nhất của thẻ miêu tả cho mỗi trang đó là phải duy nhất. Một mẹo nhỏ để có thể chống lại sự trùng lặp là phải linh hoạt sắp xếp thứ tự hợp lí câu chữ mà vẫn giữ nguyên nội dung chính để có thể tạo ra một thẻ miêu tả chất lượng.
Khi viết thẻ miêu tả bắt buộc nội dung của thẻ phải liên quan mật thiết tới nội dung của bài viết. Điều này sẽ giúp cho bài viết được đánh giá cao hơn vì nó có lợi cho trải nghiệm của người tìm kiếm.
Dấu “” cắt mô tả
Bất cứ khi nào mà dấu “” được sử dụng trong phần thẻ miêu tả, Google sẽ tự động cắt phần miêu tả sau đó. Để tránh trường hợp này xảy ra, cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ các ký tự không nằm trong bảng chữ cái và chữ số thông thường. Nếu bắt buộc phải để dấu “” để nhấn mạnh hay ám chỉ điều gì đó bạn nên chuyển thành dấu ‘ ’ thay cho dấu “ ” như thông thường.
Đôi khi không cần thiết phải viết thẻ miêu tả
Theo như logic thông thường thì tốt hơn hết là chúng ta nên viết một thẻ miêu tả chuẩn SEO. Tuy nhiên, điều này không hẳn phải luôn luôn đúng. Theo như những nguyên tắc thông thường cho rằng, nếu trang web đang nhắm vào 1-3 từ được tìm kiếm rất nhiều, kèm theo 1 thẻ miêu tả tốt sẽ tăng lượt người truy cập.
Thực chất, các công cụ tìm kiếm cụ thể nhất đó là Google lại nói rằng Meta Description không ảnh hưởng đến việc xếp hạng trên SERP và Google sẽ không sử dụng nó trong các thuật toán xếp hạng của mình. Nhưng có một vấn đề liên quan khác đó là Google sử dụng CTR (tỷ lệ nhấp chuột) để đánh giá thứ hạng của từ khóa vì thế nếu như nhiều người tìm kiếm về chủ đề nhấp vào kết quả của bạn thì Google sẽ coi đây là một website tốt và xếp hạng vị trí cao hơn so với các trang khác. Đây là lý do vì sao việc tối ưu hóa Meta Description là rất quan trọng, giống như việc tối ưu Title.
Qua bài viết về Meta Description là gì, chúng tôi hy vọng mang đến cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về một thành phần trong kho tàng kiến thức SEO. Hy vọng các bạn sẽ thích nội dung trên và tiếp tục ủng hộ những bài viết tiếp theo của chúng tôi.