DSP là một hình thức quảng cáo cực kì hữu ích nhưng vẫn chưa phổ biến tới nhiều nhà Marketing. Với những bạn đam mê ngành Quảng cáo, tiếp thị còn rất nhiều bạn chưa biết hoặc còn thiếu kiến thức về DSP. Vậy để biết DSP là gì và vận dụng DSP một cách thành công, hãy để Adsplus.vn chia sẻ tới bạn.
Giải mã DSP là gì và những điểm mạnh đáng ngạc nhiên của DSP
Thuật ngữ DSP (Demand – Slide – Platform) được dịch là Nền tảng bên mua. Đúng vậy, DSP là một nền tảng công nghệ cho phép các đại lý quảng cáo (agency) và các nhà quảng cáo (advertiser) mua và quản lý quảng cáo tự động. Các agency, advertiser mua quảng cáo trên DSP từ nhiều nguồn khác nhau như Ad exchange, Ad network và các nền tảng bán quảng cáo nói chung (Sell – Slide – Platform).
Những điểm mạnh của DSP
DSP có độ bao phủ lớn, mạng lưới website kết nối còn rộng hơn cả mạng GDN (Google Display Network). DSP có hệ thống network trên khắp thế giới. Một số nền tảng DSP lớn trên thế giới có thể kế đến là Microad, Criteo, Sociomantic, Ureka, Vizury. Ở Việt Nam với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, có một số ông trùm đang chạy DSP đó là:
- OpenX
- Facebook Exchange (FBX)
- Microsoft (MSN)
- Google Display Network
Hình thức thanh toán khi bạn sử dụng hình thức quảng cáo DSP đó là đấu giá RTB (Real Time Bidding). Những agency, advertiser nào đặt giá quảng cáo cao hơn thì quảng cáo của họ sẽ được xuất hiện trên DSP. Những quảng cáo có mức giá thầu thấp hơn sẽ bị đá ra ngoài. Tuy nhiên agency và advertiser không biết vị trí của quảng cáo hay quảng cáo của mình sẽ xuất hiện trang nào.
Xem thêm: CPS là gì? Khái niệm các nhà Marketer cần phải biết
Giải mã DSP là gì và những điểm mạnh đáng ngạc nhiên của DSP
DSP sẽ giúp các nhà quảng cáo liên hệ Ad Exchange để mua các vị trí quảng cáo (Inventory) và mua vị trí quảng cáo đó về cho nhà quảng cáo. Các advertiser quản lý tất cả các quảng cáo của mình nhờ DSP, điều này giúp việc quản lý được dễ dàng hơn rất nhiều. Các advertiser sẽ tiết kiệm được thời gian hơn là việc phải book từng Inventory với nhiều bên khác nhau như các publisher, Ad network và Ad exchange.
Ngoài ra, DSP còn giúp các nhà quảng cáo tiếp thị chính xác đến những khách hàng tiềm năng bởi nền tảng quản lý thông tin người dùng (Data Management Platform). DSP thu thập thông tin cookies của người dùng để quyết định audience phù hợp cho quảng cáo và quyết định mức giá thầu nào là giá tốt nhất. Thông tin cookies DSP thu thập lại gồm nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi khách hàng online và độ tuổi để target đúng đối tượng quảng cáo.
Xem thêm: Giải đáp cho khái niệm Affiliate marketing là gì và cách kiếm tiền từ nó
Do những điểm mạnh của DSP nên hiện nay nhiều publisher thay vì tham gia vào Ad Exchange hay Ad network, họ đã chọn DSP để cải thiện hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu DSP là gì, cơ chế hoạt động của DSP và những điểm mạnh của nền tảng này. Mong rằng doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng DSP thành công.