Thời đại của mua sắm trực tuyến lên ngôi bởi sự tiện lợi của chúng thu hút được người tiêu dùng. Nhưng rất khó để bạn xác định liệu website đó có uy tín hay không. Tội phạm mạng, gian lận trực tuyến dường như đang gia tăng với nhiều trang web ảo được tung ra mỗi ngày. Nếu là một người thường mua sắm trực tuyến, bạn sẽ làm thế nào để giữ an toàn khi mua hàng. Dưới đây là 5 cách kiểm tra website hợp pháp dành cho cho bạn.
Xem thêm:
- Những cách hoàn hảo có thể ngăn chặn Facebook Ads bị lỗi
- Facebook Audit là gì? Cách Audit trang Facebook trong 30 phút
1. Kiểm tra URL
Để kiểm tra website có hợp pháp hay không đầu tiên bạn phải kiểm tra URL. Bởi một số website giả mạo có URL nhìn giống hệt URL của một trang hợp pháp. Kiểm tra trước khi nhập bất kỳ thông tin cá nhân nào của bạn ví dụ như số thẻ tín dụng ngân hàng, kiểm tra thanh địa chỉ để biết rằng bạn đến đúng trang. Nhập URL theo cách thủ công và kiểm tra kỹ các vấn đề chính tả. Bởi một số kẻ lừa đảo tạo ra các trang web chỉ khác một chữ cái so với thực tế. Ngoài URL, bạn nên tìm kiếm biểu tượng ổ khóa trong hộp địa chỉ. Nếu bạn nhấp vào nó, một cửa sổ thả xuống sẽ xuất hiện với thông tin bảo mật về trang web, chẳng hạn như: -Giá trị của chứng chỉ -Số lượng cookie hiện đang được sử dụng -Các cấu hình khác của website Biểu tượng ổ khóa trên thanh URL cho biết rằng website đã được xác thực là an toàn. Tuy nhiên, đôi lúc cũng là ngoại lệ vì một số trang web giả mạo đã có thể bắt chước biểu tượng ổ khóa.
2. Xem kỹ nội dung
Một website có được xem là hợp pháp hay không, bạn có thể xem xét qua nội dung của trang web đó:
- Lỗi ngữ pháp
- Lỗi đánh vần
Nếu nội dung của nó không tốt, có nhiều vấn đề, có thể đó là một website lừa đảo. Không có trang web có uy tín nào mà không kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đăng tải. Nhớ kiểm tra tab “Liên hệ với chúng tôi”. Đó sẽ là website không hợp pháp nếu lựa chọn duy nhất để liên hệ với họ thông qua biểu mẫu.
3. Tra cứu miền của website
Rất đơn giản để xác định tuổi của một miền website. Đây cũng là cách để bạn kiểm tra được đó có phải là website hợp pháp hay không. Việc xác minh độ tuổi của trang web giúp khách hàng tin tưởng nó đã hoạt động trong một khoảng thời gian dài. Các trang web lừa đảo và gian lận thường tồn tại trong thời gian ngắn vì chúng bị chủ sở hữu website hợp pháp của công ty phát hiện và xóa bỏ.
4. Tra cứu website trên các phương tiện truyền thông xã hội
Nếu bạn bắt gặp một trang web mà bạn thích và chưa từng sử dụng trước đây, bạn sẽ không mất vài phút để nghiên cứu nó. Đừng quên tìm kiếm các đánh giá về website đó trên các phương tiện truyền thông xã hội của công ty. Đây có thể gọi là kiểm tra nó dựa trên phản hồi của người dùng. Bạn cũng có thể xem trang Giới thiệu của website. Bất kỳ vấn đề nào về cấu trúc câu hoặc lỗi chính tả đều cho thấy sự khả nghi về website giả. Bạn cũng nên xem trang web có bao gồm thông tin liên hệ hay không, có như vậy mới là website hợp pháp.
5. Không thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng
Nếu bạn từng bắt gặp trường hợp website yêu cầu thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng trực tiếp. Bạn có thể ngừng sử dụng và tránh xa những website đó ra. Nếu bạn mua bất cứ thứ gì bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình mà không phải là hàng thật hoặc nếu mặt hàng đó không bao giờ được giao, bạn có một số quyền đòi lại. Tuy nhiên, nếu bạn thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng, bạn sẽ có rất ít cơ hội nhận lại tiền của mình. Do đó, hãy chú ý và lựa chọn đúng những trang web hợp pháp.
Webdoctor
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Webdoctor để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn