Mã nguồn mở (Open Source) là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực thiết kế website hiện nay. Khi đặt dịch vụ thiết kế web, bạn có thể sẽ nghe họ nói đến việc sử dụng công nghệ mã nguồn mở để thiết kế web cho bạn, hoặc khi sử dụng các ứng dụng, chương trình phần mềm được tạo nên bởi các mã nguồn mở, bạn cũng sẽ được nghe đến khái niệm này. Vậy, Mã nguồn mở là gì? Mã nguồn mở hoạt động ra sao? Bài viết này của Webdoctor.vn sẽ giúp bạn làm rõ các thông tin chi tiết!
Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở là phần mềm có bộ source code mà bất kì ai cũng có thể download về, sửa đổi hoặc nâng cấp thêm cho nó những tính năng vượt trội khác. Thông thường, mã nguồn mở được phát hành miễn phí và sở hữu bởi các đơn vị, doanh nghiệp lớn về công nghệ, cũng có một số trường hợp các lập trình viên phát triển mã nguồn mở và bày bán nó với các chức năng độc đáo hơn phiên bản gốc.
Vì sao mã nguồn mở tiện lợi và nên sử dụng nhiều trong thiết kế web?
Hiện nay, người ta chuộng sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế web và các phần mềm ứng dụng vì các lý do như:
Khả năng quản trị và điều khiển cao: Mã nguồn mở được giới chuyên môn ưa chuộng nhiều do họ có khả năng quản lí và kiểm soát sản phẩm của mình nhiều hơn. Họ có thể cho phép phần nào hoạt động, phần nào không. Còn trên phương diện người sử dụng sản phẩm, mặc dù không biết nhiều về khái niệm này nhưng họ lại được hưởng khá nhiều lợi ích từ loại mã nguồn này.
Tăng khả năng sáng tạo: Vì được thiết kế dưới dạng “mở”, nên nhiều người có thể nghiên cứu để tạo ra các phần mềm tốt hơn. Đây có thể xem là một sản phẩm thách thức nhiều lập trình viên trong quá trình sáng tạo của mình.
Độ an ninh cao: Một điều khá nghịch lý ở phần mềm mã nguồn mở là nó lại được bảo mật và an ninh cao hơn các phần mềm độc quyền khác. Lý do lý giải cho điều này là vì nhiều người lập trình có thể cùng làm việc trên một phần mềm nguồn mở mà không cần xin phép từ các tác giả gốc, nên họ có thể sửa chữa, cập nhật và nâng cấp phần mềm mã nguồn mở nhanh hơn các phần mềm có bản quyền. Nói cách khác, khi có cả một cộng đồng cùng tập trung “chăm sóc” một sản phẩm thì chắc chắn nó sẽ cải tiến và sở hữu nhiều chức năng tốt hơn.
Ổn định: Nhiều người đánh giá cao mã nguồn mở vì cho rằng nó có thể hỗ trợ cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong các dự án quan trọng, có tính chất dài hạn. Ví dụ khi muốn mở rộng hay cải thiện các chức năng cho website công ty sau nhiều năm hoạt động, đội ngũ lập trình viên trong công ty của họ có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng các yêu cầu này. Đối với các mã nguồn có bản quyền thì quá trình này lại gần như phức tạp hơn.
Các loại mã nguồn mở được dùng nhiều trong thiết kế website
Đối với lĩnh vực thiết kế website, các loại mã nguồn mở sau đây được sử dụng nhiều và khá phổ biến:
WordPress: WordPress được đánh giá là mã nguồn mở với CMS hoạt động mạnh nhất từ trước đến nay. Rất nhiều website trong nhiều lĩnh vực hiện nay đã và đang sử dụng mã nguồn mở để hoạt động và phát triển.
Joomla: Joomla cũng là một trong các mã nguồn mở được ưa chuộng hiện nay với cấu hình mạnh và khả năng tương thích cao, có thể mở rộng và phát triển thêm nhiều tính năng ưu việt khác.
Drupal: Drupal được xây dựng từ PHP và nhiều loại database: MySQL, PostgreSQL, SQLite, Microsoft SQL Server, MongoDB hoặc MariaDB… và hỗ trợ tốt cho nhiều loại website hiện nay.
Magento, OpenCart, WooCommerce: Nhắc tới ba phần mềm mã nguồn mở này thì phải kể đến ưu điểm tuyệt vời của nó trong việc hỗ trợ các website thương mại điện tử. Các chức năng như bán hàng, thanh toán, giỏ hàng đều được phát triển mạnh mẽ với Magento, OpenCart, WooCommerce…
Chính vì vậy mà nhiều đơn vị khi có nhu cầu thiết kế website thương mại điện tử đều tìm đến và sử dụng các mã nguồn này như một giải pháp tối ưu cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ.
B2evolution: B2evolution ra đời vào năm 2003, được biết đến nhiều vì có hỗ trợ nhiều blog, admin và user chỉ với một lần cài đặt duy nhất, đặc biệt là tính năng multi-blog. B2evolution được xây dựng trên nền tảng PHP và MySQL, là một phần mềm sử dụng mã nguồn mở hoạt động khá hiệu quả.
“Mã nguồn” (source code) là phần mềm mà hầu hết người dùng máy tính không nhìn thấy. Tuy nhiên, các lập trình viên có quyền truy cập vào mã nguồn mở này để cải thiện chương trình bằng cách thêm các tính năng hoặc sửa các phần không hoạt động đúng.
>> Xem thêm: 4 mã nguồn mở phổ biến trong thiết kế website thương mại điện tử