X

Mách bạn cách lựa chọn domain và hosting khi thiết kế website

Website của bạn cần được định danh và cần có nội dung như hình ảnh, bài viết, …và đo đó việc lựa chọn domain và hosting hay còn gọi là tên miền và băng thông lưu trữ là điều cần phải làm.

Cách lựa chọn tên miền (domain)

Giới hạn lựa chọn tên miền

  • Đảm bảo tên miền không vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần .com, .net, .org, .info).
  • Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.
  • Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-).
  • Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www.

Các nguyên tắc lựa chọn tên miền

Càng ngắn càng tốt

Tên miền ngắn thì rất khó đăng ký nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn. Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ và dễ dàng khi thiết kế nhãn hiệu, logo… đó chính là lưu ý khi đăng ký tên miền mới.

Dễ nhớ và dễ tìm

Đừng cố gắng tìm một tên miền quá khó phát âm, khó ghi nhớ khi đó bạn sẽ tự đánh mất khách hàng nếu như họ không nhớ đến tên miền của bạn, hãy tìm một tên miền đơn giản nhất có thể.

Không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự.

Khó viết sai

Đừng cố gắng dùng một cụm từ tên miền dễ viết sai, việc viết sai trở nên tai hại hơn bao giờ hết khi đăng ký tên miền mà không thể thay đổi được. Tên miền đẹp sẽ có nhiều cơ hội cho SEO.

Có sự liên quan

Hãy sử dụng một tên miền liên quan tới doanh nghiệp của bạn, nếu không thể tìm thấy bạn có thể tự tìm những tên miền dựa trên sản phẩm dịch vụ của bạn. Hoặc bạn hãy nghĩ đến từ khóa khách hàng sẽ tìm đến bạn.

Hướng đến khách hàng mục tiêu

Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp ở một quốc gia nên chọn (.VN, .UK, .DE,…) .Tham khảo thêm phần mở rộng cho tên miền tại đây.

Cách lựa chọn băng thông lưu trữ (server hoặc hosting)

Nội thất của website của bạn là hình ảnh, bài viết, hay âm thanh, video,…Tất cả chúng đều chiếm một lượng tài nguyên lưu trữ nhất định. Do đó, căn cứ vào hình thức hoạt động trang web của mình mà bạn chọn lựa dung lượng lưu trữ phù hợp. Có hai cách để bạn có thể tạo nơi lưu trữ nội dung cho website của bạn.

Thứ nhất: Tạo server

Bạn tạo một hệ thống máy chủ được trang bị các thiết bị phần cứng như Ram, Cpu, Main, Ổ cứng,…và việc này đòi hỏi bạn phải tốn một chi phí khá lớn, có thể lên đến gần 100 triệu (Vnđ) hoặc hơn nữa.

Thứ hai: Sử dụng dịch vụ chia sẻ hosting

Bạn sử dụng tài nguyên chia sẻ, dịch vụ này được các nhà cung cấp chia sẻ đến bạn và bạn chỉ cần tốn một khoảng phí tùy thuộc vào lượng tài nguyên. Các nhà cung cấp sẽ là đơn vị tạo ra các hệ thống máy server, họ cung cấp tài nguyên lưu trữ chẳng những cho bạn mà còn cho nhiều khách hàng như bạn. Mỗi khách hàng của họ tùy thuộc và tài nguyên chia sẻ mà sẽ trả cho họ các khoảng phí khác nhau.

Như vậy tùy theo nhu cầu về lĩnh vực hoạt động của bạn mà website bạn nên chọn hosting theo các hình thức trên.

Các lưu ý khi chọn lựa và sử dụng hosting

Tính bảo mật và an toàn cho dữ liệu

Khi tự thiết lập server hay sử dụng dịch vụ chia sẻ tài nguyên hosting thì dữ liệu của bạn cũng sẽ an toàn, không bị thất thoát hoặc bị sao chép trong quá trình lưu trữ. Điều này cực kỳ quan trọng vì đây là tài sản của bạn.

Thích nghi với điều kiện nâng cấp

Bạn phải tìm hiểu nhà cung cấp của bạn về khả năng nâng cấp server của họ có ảnh hưởng đến lượn dữ liệu của bạn đang lưu trữ hay không. Cho dù có những sự cam kết nhất định những nếu có sự cố về dữ liệu thì bạn chính là người đâu tiên sẽ chịu thiệt thòi.

Không gian lưu trữ (Webspace)

Webspace càng lớn website của bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, không gian lưu trữ lớn cũng là vấn đề liên quan đến chi phí. Do đó, bạn cần cân nhắc và xem xét nhu cầu sử dụng tài nguyên lưu trữ ở hiện tại và tương lai để lựa chọn không gian lưu trữ phù hợp.

Băng thông truy cập (Bandwidth)

Lượng khách ra vào và tương tác trên web đều liên quan rất nhiều đến băng thông. Nếu cần thiết bạn buộc phải mua thêm băng thông cho hệ thống của mình.

Số lượng tài khoản FTP, Subdomain, Database

Tùy vào các gói Hosting khác nhau, số tài khoản FTP, Subdomain, Database sẽ khác nhau. Thông thường các tài khoản này sẽ có từ 2 – 10 tài khoản.

Phù hợp ngôn ngữ lập trình

Thông thường, có 2 gói Hosting chính là: Windows Hosting và Linux Hosting. Gói Windows Hosting: hỗ trợ các website được lập trình bằng ngôn ngữ ASP, ASP.NET… Gói Linux Hosting hỗ trợ các website lập trình bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị Mysql.

Với các thông tin trên, hy vọng các bạn có được những kiến thức cơ bản nhất để lựa chọn domain và hosting hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả trước khi bắt tay vào giai đoạn lập trình web.

>> Xem thêm: Mách bạn 8 cách lựa chọn tên miền tốt nhất