Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, hàng loạt các công ty, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online mọc lên. Kèm với sự phát triển đó, một hình thức mới ra đời, đó chính là Ship COD. Vậy Ship COD là gì?
Ship COD là gì? Cách đối phó với các rủi ro trong Ship COD
Ship COD là gì?
COD trong tiếng anh là viết tắt của Cash on Delivery, nó có nghĩa là thanh toán khi nhận hàng. Người mua hàng sẽ nhận được sản phẩm trước rồi sau đó mới trả tiền cho Shipper.
Hình thức này mang lại sự tiện lợi rất lớn cho cả phía người bán lẫn người mua. Thậm chí nhiều nơi có thể cho xem hàng rồi mới trả tiền, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người mua.
Tuy nhiên bên cạnh lợi ích thì cũng có nhiều bất lợi cho cả đôi bên, đặc biệt là bên bán. Bạn có thể sẽ gặp một số trường hợp ship tới nơi thì khách hàng từ chối không nhận; hoặc trường hợp thử không ưng ý và muốn trả lại. Do đó, cần phải nắm được một vài mẹo Ship COD để có thể hạn chế rủi ro nhất có thể.
Xem thêm: Bí quyết bán hàng trên Sendo dễ dàng và hiệu quả bạn nên thử
Kinh nghiệm Ship COD
Ship COD thường đắt hơn so với các chi phí vận chuyển hàng hóa thông thường. Khi các đơn vị tính phí ship của bạn dựa trên 2 yếu tố: Phí vận chuyển + phí COD thu hộ. Do đó nếu bạn quyết định lựa chọn hình thức khách hàng nhận hàng thanh toán; bạn sẽ phải chịu thêm khoản phí thu hộ, thay vì chỉ mất vận chuyển nếu khách hàng chuyển khoản trước.
Nguyên tắc 1: Chuẩn bị mọi thứ
Bạn cần phải có một hoặc nhiều nhân sự theo dõi đơn hàng thường xuyên để tránh tình trạng chênh lệch lượng hàng hóa bán ra và tồn kho. Phụ trách đóng gói, gửi đơn hàng cho bên vận chuyển theo dõi và phản hồi thông tin từ bưu điện; thống kê lại các tình huống thường gặp nhất trong quá trình ship hàng online.
Nhiều cửa hàng online tận dụng một người làm nhiều việc nên sẽ thường có tình trạng bị chồng đơn; không chú tâm đến sự tương tác với bên giao hàng và xử lý nhanh chóng đơn hàng đã gửi.
Ship COD là gì? Cách đối phó với các rủi ro trong Ship COD
Nguyên tắc 2: Quản lý những đơn hàng chưa Ship COD thành công
Dù Ship COD có như thế nào thì bạn cũng nên kiểm tra xem những lý do vì sao đơn hàng chưa phát đi được; lưu lại các thông tin cần thiết để có thể có hướng xử lý tiếp theo, tránh lặp lại.
Hãy xử lý triệt để các tình huống chưa Ship COD thành công như:
- Gọi khách hàng tắt máy: Hãy gọi vào thời điểm khác.
- Không nghe máy: Hãy gọi ngoài giờ hành chính hoặc vào ngày tiếp theo.
- Khách hàng hẹn gọi lại thời điểm khác: Hãy thông báo ngay cho bên giao hàng để thay đổi. Trước ngày giao hàng thì hãy nhắc khách hàng của bạn để họ canh thời gian. Đồng thời cũng nhớ báo thông tin lại cho bên giao hàng để đảm bảo họ nhớ lịch giao hàng của bạn.
- Khách không nhận hàng: Hãy chắc chắn rằng nhân viên giao hàng thông báo ngay cho bạn khi khách từ chối. Bạn hãy hỏi nguyên nhân và khắc phục nguyên nhân để khách hàng nhận hàng.
- Sai địa chỉ: Bạn nên rà soát lại thông tin khách hàng từ bước đầu và tìm cách liên hệ lại với người đặt hàng.
Nguyên tắc 3: Xử lý đơn hàng
Các tình huống thường xảy ra và gợi ý giải pháp như sau:
Khách hàng mở hàng xem và không nhận: Hãy dùng mọi cách để khách không trả lại. Hãy niềm nở hỏi khách nguyên nhân vì sao, note lý do lại và hãy lắng nghe họ, hãy thể hiện rằng bạn sẽ sẵn sàng làm họ hài lòng bằng dịch vụ của bạn. Bạn hãy đưa ra giải pháp nhanh và hợp lý nhất ngay lúc đó. Và hãy nhớ không quên lời cảm ơn khách hàng.
Shipper không gọi cho bạn ngay thời điểm khách không nhận hàng: Hãy giao kèo việc này rõ ràng ngay từ ban đầu để chắc chắn rằng shipper sẽ thông báo cho bạn ngay tại thời điểm khách không nhận hàng. Trường hợp này xảy ra bạn có thể gọi điện thoại thuyết phục khách hàng nhận lại.
Ship COD là gì? Cách đối phó với các rủi ro trong Ship COD
Nguyên tắc 4: Thái độ phục vụ tốt
Thái độ phục vụ tốt chính là cách để bạn mở rộng thị trường. Hãy luôn mỉm cười khi phục vụ khách hàng, cố gắng giữ liên hệ nào đó với khách hàng nhằm tăng tỷ lệ thành công của những lần giao hàng kế tiếp.
Ngoài ra một số lời khuyên dành cho người mua hàng online
Khi lựa chọn mua hàng trên mạng, bạn hãy tìm hiểu kỹ nơi bán hàng, thông tin minh bạch hay không? Những kênh bán hàng của shop là kênh nào? Có uy tín không? Các hình ảo có phải chụp thực tế hay không? Hãy quan sát sự tương tác trên các kênh mạng xã hội xem nó có thật hay không? Đó là cơ sở để bạn quyết định có thể chuyển tiền thanh toán hay không.
Vừa rồi chắc hẳn bạn đã biết được hình thức Ship COD là gì? Tuy là hình thức tiềm năng nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhiều phía. Hãy chắc chắn rằng bạn đủ kinh nghiệm và kỹ năng để xử lý các vấn đề xảy ra. Chúc các bạn thành công!