Website bán hàng đang trở thành một trong các công cụ bán hàng hiệu quả nhất đối với các cửa hàng, doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên làm thế nào để bạn có thể có được bí kíp các bước thiết kế website bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp.
Để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh trực tuyến, bạn không thể không xây dựng một website bán hàng trực tuyến bởi nó đóng vai trò như một cửa hàng trong kinh doanh truyền thống. Đây là nơi giúp khách hàng có thể tìm thấy cửa hàng, doanh nghiệp của bạn cùng với các sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Với kinh nghiệm đã được đúc kết, mình sẽ “share” trọn bộ bí kíp các bước thiết kế website bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp và hiệu quả.
1. Đăng ký tên miền
Việc đầu tiên cần làm để có thể bắt đầu xây dựng website bán hàng trực tuyến, đăng ký tên miền hay còn gọi là domain. Tên miền chính là địa chỉ định danh đối với các cửa hàng, doanh nghiệp trên Internet giúp các khách hàng có thể nhanh chóng tìm đến website đồng thời giúp khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Việc đăng ký tên miền tương đối đơn giản, bạn có thể tìm đến các trang mua bán tên miền để kiểm tra tên miền và đăng ký mua hoặc nhờ đơn vị thiết kế website bán hàng trực tuyến thực hiện điều này.
Hiện nay có rất nhiều loại tên miền khác nhau cho các cửa hàng, doanh nghiệp lựa chọn, trong đó có thể chia thành hai loại chính là tên miền quốc tế như tên miền .COM, .ORG, .NET hay .INFO và tên miền Việt Nam như tên miền .VN, .COM.VN hoặc .ORG.VN. Hai loại tên miền này không khác biệt nhiều, tuy nhiên thông thường các cửa hàng, doanh nghiệp thường có xu hướng chọn tên miền .COM bởi nó có chi phí thấp hơn, có tính phổ dụng hơn và được ưu tiên hơn trên các công cụ tìm kiếm nhưng khả năng lấy lại tên miền đối với các website bán hàng trực tuyến tương đối khó khăn khi bị đánh cắp. Trong khi đó các tên miền Việt Nam thường có chi phí duy trì cao hơn nhưng lại đảm bảo được khả năng lấy lại tên miền. Đối với các website của các công ty bán hàng trực tuyến hoặc thương mại điện tử lớn và có định hướng lâu dài thì nên chọn tên miền .VN để yên tâm hơn nếu có xảy ra tranh chấp tên miền hoặc tên miền bị đánh cắp.
Kinh nghiệm lựa chọn tên miền đó là các cửa hàng, doanh nghiệp nên lựa chọn tên miền có tính khái quát cao về thương hiệu kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh của mình bởi nó có thể gắn liền với cửa hàng hay doanh nghiệp của bạn trong suốt hoạt động kinh doanh trên Internet. Ngoài ra có thể lựa chọn tên miền cho website bán hàng trực tuyến liên quan trực tiếp đến từ khóa sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh nhưng phải đảm bảo được yếu tố ngắn gọn, dễ nhớ, khó viết sai và đặc biệt phải ấn tượng, khác biệt và không nhầm với các website khác.
2. Lựa chọn Webhosting phù hợp
Nếu như tên miền được xem như tấm danh thiếp trên Internet thì Webhosting lại đóng vai trò như văn phòng giao dịch hay nơi làm việc của các cửa hàng, doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nó không thể thiếu đối với các trang bán hàng trực tuyến hiện nay. Webhosting chính là máy chủ nơi lưu trữ tất cả các thông tin, dữ liệu của website và giúp cho người dùng có thể truy cập được vào website bán hàng trực tuyến của bạn. Có rất nhiều loại máy chủ khác nhau với dung lượng lưu trữ, cơ sở hạ tầng và và băng thông truy cập khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn.
Thông thường khi chọn Webhosting cho các đối tác thiết kế website bán hàng trực tuyến,thường chọn Webhosting dựa trên hai tiêu chí cơ bản là dung lượng và băng thông. Dung lượng chính là khả năng lưu trữ các thông tin, dữ liệu của website còn băng thông là đường truyền dữ liệu giữa website và các khách hàng truy cập. Hosting cần đảm bảo được khả năng đảm bảo tốc độ xử lý dữ liệu nhanh và ổn định giúp các khách hàng khi truy cập website không bị gián đoạn hoặc bị chậm. Đồng thời, nó còn cần phù hợp với nhu cầu của các website bán hàng trực tuyến, lượng người truy cập để có thể điều chỉnh hay nâng cấp các gói Webhosting thích hợp. Khả năng bảo mật dữ liệu toàn diện cho website, không sử dụng các Webhosting cung cấp dung lượng hoặc băng thông quá ít, rẻ tiền và khả năng xử lý chậm, bảo mật kém.
3. Thiết kế website
Sau khi đăng ký tên miền và thuê Webhosting, các cửa hàng và doanh nghiệp cần tìm đến các công ty chuyên thiết kế website bán hàng online để tiến hành hoạt động thiết kế website. Một website chuyên nghiệp phải đảm bảo được các yếu tố như giao diện đẹp, thân thiện với bố cục, màu sắc hợp lý đi cùng tốc độ tải trang nhanh, tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm và khả năng hiển thị được trên mọi màn hình, trong đó có màn hình của các thiết bị di động. Ngoài ra, web bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp cần có hệ thống quản trị và quản lý bán hàng tiện lợi, điều hướng người dùng tốt và tích hợp các chức năng mua hàng thuận tiện cho các khách hàng ghé thăm website. Không chỉ có vậy, nó còn phải đảm bảo được khả năng bảo mật tốt, hạn chế tối đa việc phá hoại hay tấn công mạng.
4. Duy trì và quản trị website bán hàng trực tuyến
Sau khi công việc thiết kế website hoàn thành, các cửa hàng và doanh nghiệp bắt đầu tiến hành hoạt động duy trì và quản trị website bán hàng của mình. Trong đó việc quan trọng nhất cần tiến hành đó là cập nhật các sản phẩm, dịch vụ cùng với nội dung thông tin lên website thường xuyên để khi khách hàng truy cập vào website có thể tìm kiếm và chọn lựa được các sản phẩm, dịch vụ đồng thời tạo uy tín và sự tin tưởng đối với cửa hàng, doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, để website có thể hoạt động lâu dài và không bị gián đoạn, cửa hàng hay doanh nghiệp của bạn nên chú ý gia hạn tên miền hoặc Webhosting khi sắp hết hạn.
5. Quảng bá website đến với khách hàng
Kinh doanh trực tuyến luôn tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh với hàng triệu website cùng hoạt động. Làm thế nào để khách hàng có thể tìm đến cửa hàng hay doanh nghiệp của bạn, cách tốt nhất đó là tiến hành quảng bá website của bạn đến với người dùng Internet. Để có thể làm được điều này, bạn cần thực hiện các chiến dịch Digital Marketing với các giải pháp Marketing hiện đại và phổ biến nhất hiện nay như tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO, chạy quảng cáo Google Adwords hoặc sử dụng Facebook Marketing.