X
    Chuyên mục: content

Ứng dụng tuyệt vời của Tâm lý học hành vi vào Marketing

Nói đến mối quan hệ giữa Marketing và tâm lý học hành vi, chúng ta có được 9 nguyên tắc trong hành vi con người. Sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta áp dụng được 9 nguyên tắc của tâm lý học hành vi này trong marketing, nhất định sẽ đạt được những thành công nhất định. Cùng khám phá 9 nguyên tắc vàng dưới đây nhé.

Ứng dụng tuyệt vời của Tâm lý học hành vi vào Marketing

1. “Có đi có lại” : Reciprocity

Giáo sư Robert Cialdini trong cuốn sách tâm lý học “Influence: The Psychology of Persuation” đã giới thiệu nội dung của tâm lý “có đi có lại” một cách đơn giản là: Nếu ai đó làm cho bạn điều gì, tự nhiên bạn cũng muốn làm lại cho họ một điều gì đó. Giống như việc bạn cho đi một cách chân thành thì người khác cũng sẽ tự động muốn giúp lại bạn.

Trong Marketing: Khi tặng một thứ gì đó là “miễn phí” (  có thể chính là sản phẩm mà bạn đang cung cấp) thì bước đầu bạn đang xây dựng được cộng đồng hay sự trung thành của người dùng. Bằng cách làm người dùng hứng khởi với những món quà nhỏ như thế, chúng ta đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng thành công mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Ứng dụng tuyệt vời của Tâm lý học hành vi vào Marketing

2. Sự cam kết : Commitments

“Sự cam kết” là một nguyên lý tâm lý học hành vi khác mà Cialdini đưa ra với nội dung đơn giản là việc một người nào đó không muốn thất hứa. Khi ai đó cam kết làm một việc gì đó thì họ có nghĩa vụ phải thực hiện xong công việc đó. Khi họ đã cam kết như vậy thì mức độ sử dụng sản phẩm sẽ được tăng lên.

Trong Marketing: Bên cạnh việc không ngừng làm khách hàng hứng khởi như đã đề cập ở nguyên tắc 1, những người làm Marketing còn phải nhớ rằng sự cam kết nếu được thực hiện trong thời gian dài sẽ càng làm tăng độ trung thành của khách hàng.

3. Thẩm quyền : Authority

Trong tâm lý học hành vi có nói rằng bạn có thẩm quyền thì ai đó sẽ có thể tin bạn nhiều hơn.

Trong Marketing: trong nội dung mà chúng ta mang đến cho độc giả hãy tăng độ thẩm quyền bằng cách dẫn các nguồn cụ thể. Độc giả lúc này đối với nội dung của chúng ta sẽ đánh giá cao hơn.

4. Social Proof

Hãy tưởng tượng bản thân đang ở trong một buổi tiệc, lúc đó, nhạc được bật lên và mọi người bắt đầu không ngần ngại ra nhảy. Nhưng chỉ khi có một ai đó dẫn đầu, những người còn lại nhất định sẽ theo sau và tham gia vào cuộc vui.

  Trong Marketing: Các nhà Marketers có thể vận dụng Social proof này bằng cách thêm vào các nút như Follow hay Share vào một vị trí thật bắt mắt nào đó trên các kênh nội dung. Việc này tạo nên ảnh hưởng tích cực trong việc lan truyền thông tin.

Xem thêm: Viral Marketing là gì? Tại sao Viral Marketing là xu hướng tiếp thị 2019

5. Thích : Liking

Nhà tâm lý học Cialdini còn đưa ra một nguyên tắc khác là “Liking”- Nếu bạn cảm thấy đang có quan điểm hay tình cảm tích cực với một đối tượng hay một công ty nào đó, rất có khả năng bạn sẽ mua hàng của họ dù cho các thương hiệu đối thủ khác có những chiến lược Marketing độc đáo thế nào đi chăng nữa.

Trong marketing: “Liking” đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu. Không nhất thiết là bạn phải “nice” chơi đẹp sẽ đồng nghĩa với việc bạn được “likeable”. Bất cứ thứ gì bạn cũng có thể làm miễn là độc giả quan tâm và yêu thích nó.

6. Sự khan hiếm: Scarcity

Nguyên lý Scarcity này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: khi sản phẩm càng hiếm thì giá trị lại càng tăng. Giống như việc bạn mua vé máy bay và nhìn thấy dòng chữ “chỉ còn 3 ghế ở giá này”. Đó chính là Sự khan hiếm.

Trong Marketing: Áp dụng nguyên lý này trong Marketing cho các sự kiện thật sự sẽ rất hoàn hảo. Nó có thể thúc đẩy doanh số lượng vé bán ra khi bạn gửi email cho những người chưa đăng ký nội dung với mục đích ám chỉ rằng “ Chúng tôi chỉ còn… vé”

7. Ám ảnh gần đây : Recency Illusion

Nguyên lý này có thể hiểu như sau: lần đầu tiên bạn biết đến một sản phẩm nào đó, và bạn bắt đầu thấy nó thường xuyên hơn. Đây có thể là kết quả của một chiến lược Marketing đặc biệt nào đó, và rất có thể nó đến từ một hiệu ứng tâm lý mang tên “Ám ảnh gần đây : Recency Illusion”

Trong Marketing:  Nguyên lý này giúp bạn lưu ý hơn khi thiết kế các chiến dịch marketing. Bạn nên phát triển những nội dung mang tính tương thích cao chứ không phải thiết kế chỉ để làm một lần là xong. Thêm vào đó, nội dung mà bạn mang đến độc giả mới không quan trọng bằng việc bạn sáng tạo ra những thông điệp, truyền tải nó đến cho những người đã tiếp cận qua các chiến lược của bạn trước đây rồi.

Xem thêm: Inbound Marketing thu hút khách hàng bằng thỏi nam châm

8. Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản :Verbatim Effect

Đối với nguyên tắc này, nó phát biểu rằng mọi người sẽ có xu hướng ghi nhớ những ý tưởng tổng quan của một nội dung hơn là nhớ hết từng chi tiết mà nội dung đó đề cập. Ví dụ như, một người nào đó sẽ nhớ đến bài thuyết trình của bạn theo một cách chung chung như việc marketing cho startup chứ không phải nhớ về các chi tiết của nó mang đến.

Trong marketing: Hiện nay, chúng ta cần làm cho nội dung của mình sao cho ngắn gọn nhưng vẫn dễ hiểu. Hãy làm nó một cách thật thông mình vì đó là những gì còn lưu lại trong trí nhớ của độc giả.

9. Phân nhóm : Clustering

Trong bộ nhớ ngắn hạn của mình, chỉ tồn tại những khoảng trống hữu hạn nên họ chỉ có thể nhớ được 7 mẫu thông tin cùng một lúc.Lúc đối diện với nó, thường thì con người sẽ có xu hướng phần các mẫu thông tin tương tự thành từng phân nhóm để dễ nhớ hơn.

Trong marketing: Bạn chỉ cần nhóm các chủ đề tương tự lại tức là bạn đang làm công đoạn phân nhóm cho độc giả của mình. Với cách này nội dung của bạn sẽ dễ dàng được xem và lưu lại tâm trí người đọc.

Qua đây, có thể thấy rằng tâm lý học hành vi có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy Marketing phát triển.