X

Web bán hàng chuẩn – điều kiện cần khi bán hàng online (phần 2)

Nếu như ở phần trước, bạn đã biết những điều cần thiết cho một web bán hàng chuẩn và hiểu rõ các ý chính như: trang chủ, sản phẩm, mua hàng, phiên bản di động … Thì bài viết sau sẽ đi sâu hơn về các vấn đề liên quan đến kĩ thuật còn lại như: quản lí website, quảng cáo SEO và những yêu cầu nâng cao khác.

5. Sản phẩm dễ tìm trên Google: Chuẩn SEO

SEO (Search Engine Optimization) nghĩa là “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”.
Đây là vấn đề mà hầu như tất cả những người chủ làm website đề quan tâm vì họ mong muốn khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của mình trên Google, dẫn đễn việc có nhiều khách hàng mua sản phẩm hơn. Tuy nhiên để làm được điều này thì tự thân Web Bán Hàng phải hỗ trợ SEO cho sản phẩm.

Ví dụ: Website thời trang X-Gray Shop tại Việt Nam có hỗ trợ SEO cho sản phẩm “Đầm túi 1 bên – Hồng”:


Nhận xét: Trong quá trình thiết lập tạo một sản phẩm trên web, sẽ có phần SEO hỗ trợ cho sản phẩm về:

– Tiêu điều Meta: đây chính là tựa đề của sản phẩm khi nó là kết quả tìm kiếm trên Google
– Từ khóa Meta: chính là từ khóa mà bạn dự đoán là người dùng sẽ đùng những chữ này để tìm kiếm sản phẩm trên Google.
– Đoạn mô tả Meta: là một mô tả ngắn hiển thị trong kết quả khi sản phẩm được tìm ra
Sau khi tự thân website đã SEO, sản phẩm sẽ được tìm thấy trên Google như sau:


Nhận xét:
Thứ tự: sản phẩm được tìm thấy ở vị trí số 1 nagy trang nhất
Kết quả liên quan: Trang số 2: Đầm. Trang số 3: Fanpage
Những chữ bôi đậm: ttimf được trong Link và Mô tả Meta. Điều này chứng tỏ rằng từ khóa của mình được Google nhận dạng rất tốt
Từ đây có thể nhận thấy việc web bán hàng hỗ trợ SEO cho sản phẩm đã mang lại kết quả rất tốt, theo đúng mong đợi ban đầu.
Lưu ý, bên trên chỉ là một ví dụ đơn giản. Trên thực tế, website có chuẩn SEO tốt thì chỉ cần với từ khóa “đầm túi” là có thể hiện ra hàng loạt kết quả của X-Gray Shop. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người chăm sóc website.
6. Trình quản lý logic
Thực hiện được những bước trên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng khách hàng sẽ rất hài lòng về web bán hàng của bạn. Nhưng còn bạn thì sao? Website phải hỗ trợ bạn thêm những gì, để việc kinh doanh có tính hệ thống?
Đó chính là Trình Quản Lý. Web Bán Hàng của bạn cần phải báo cho bạn biết số lượng đơn hàng đã về, số lượng sản phẩm tồn kho cũng như so sánh tương quan của tình hình kinh doanh tháng này với những tháng trước.


Hay Website phải báo cho bạn biết tình trạng giao nhận những đơn hàng, có những sản phẩm nào bị lỗi cũng như thác mắc của khách hàng, các thủ tục giấy tờ, thuế.
Hoặc những vấn đề có tính tầm nhìn như số lượng khách hàng mới tháng này, phân khúc khách hàng nào là chủ yếu, những sản phẩm bán chạy, những sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất.

7. Liên kết với mạng xã hội
Sự kết hợp giữa Web Bán Hàng và Mạng Xã Hội sẽ cho ra một mô hình hiệu quả nhất. Cụ thể hơn là Fanpage Instagram hay Facebook …là những mạng xã hội hot nhất hiện nay.
Nếu để ý kỹ lưỡng, bạn sẽ thấy có các Web Bán Hàng cho phép hiển thị khối Fanpage Facebook ngay trên một vị trí xác định của Trang chủ (hoặc trong phần cạnh 2 bên tại trang Bài viết, Sản phẩm chi tiết…). Khối Fanpage đó thể hiện rõ: Tên Fanpage, Hình Cover, Số lượng người thích, những bạn bè của bạn đã tương tác, Nút Like và Share dành cho khách hàng.


Nhận xét: Điều này sẽ làm tăng thêm uy tín cho kinh doanh của bạn, bởi khách hàng có thể vào website để kiểm chứng được là có hàng nghìn người trên Facebook đang theo dõi việc kinh doanh của bạn. Nếu khách hàng đồng ý like và share, tức là website của bạn đã đưa được khách đến Fanpage. Những chiến lược Marketing Online trên Facebook của bạn sẽ tìm đến được khách hàng mới này và bạn bè của họ.

8. Và nhiều thứ nâng cao khác

Tất nhiên là một website sẽ có rất nhiều tính năng hỗ trợ khác cho khách hàng. Riêng về web bán hàng chuẩn thì sau đây là những tính năng được ưu tiên:

– Dễ tìm thấy sản phẩm trên web
Điều này liên quan đến Menu của website. Thanh Menu phải luôn xuất hiện trên Top, để mỗi khi khách hàng đang xem phần dưới của web, thì vẫn dễ dàng chọn xem mục khác ngay trên Menu. Mặt khác, nếu có nút Scroll Top (trở lên bên trên) cho website thì càng tốt.

Ngoài ra, các Danh mục trên Menu nên được phân thành nhiều cấp nhằm hệ thống hoá toàn bộ các loại sản phẩm. Mỗi khi trỏ chuột vào các Danh mục cấp cao, thì các Danh mục con nên tự hiện ra mà không cần click để tạo nên sự thuận tiện cho khách khi tìm đến một loại sản phẩm nhất định.

– Dễ đánh giá và chia sẻ Sản phẩm đến bạn bè
Sản phẩm không chỉ đơn thuần có hình ảnh và nội dung, mà nên bổ sung các nút Share facebook, Instagram …để khách dễ dàng chia sẻ. Ngoài ra, nếu có thêm tính năng lưu lại những sản phẩm mình thích thì càng tốt. Hay có phần so sánh giữa các sản phẩm khách hàng lựa chọn để tìm ra cái tốt nhất, thì thật là quá thuận tiện.

Ngoài ra, nên có phần đánh giá cho khách. Để khách có thể để lại lời nhắn hoặc những thắc mắc, cho mình có thể giải quyết, để việc kinh doanh được tốt hơn. Hay hơn nữa là phần Rating 1 – 5 Star. Góp phần tạo nên uy tín cho sản phẩm, loại bỏ những sự nghi ngờ hay chần chừ mua.

– Trang chủ nhiều kiểu giao diện
Cho dù bạn có được web thật đẹp đi chăng nữa, thì cũng đến lúc khách hàng cảm thấy nhàm chán khi cứ vào 1 kiểu trang chủ như vậy hoài. Ít nhất từ 6 tháng – 1 năm, bạn nên thay đổi cách bố trí trang chủ, để khách cảm thấy mới lạ, giống như web của bạn luôn được cập nhật mới theo xu hướng hiện đại.

Bên trên chính là những tiêu chí còn lại của một Web bán hàng chuẩn. Tuy nhiên việc xây dựng thành công một website theo những tiêu chí trên không phải là công việc đơn giản và bạn có thể tìm kiếm hỗ trợ từ những dịch vụ của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng!

>> Xem thêm: Web bán hàng chuẩn – điều kiện cần khi bán hàng online (phần 1)