Trong phần này, các bạn hãy cùng adsplus.vn tìm hiểu 3 yếu tố còn lại mà chúng tôi cho là quan trọng để khách hàng có cảm tình hơn với website của bạn.
Tính thẩm mỹ
Rõ ràng, website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là ấn tượng của khách hàng, vì vậy, giao diện web cũng trở thành một trong những yếu tố quyết định xem khách hàng có yêu bạn hay không. Con người ai cũng yêu cái đẹp. Khi khách hàng đi mua sắm ở bên ngoài, trước khi xem xét đến chất lượng hay giá cả, ấn tượng đầu tiên của họ chính là phong cách thiết kế, trang trí của cửa hàng này như thế nào.
Không một ai còn hứng thú tìm hiểu sản phẩm, nếu cửa hàng trông lộn xộn, bẩn thỉu, màu sắc lung tung. Website cũng như vậy, giao diện chính là cánh cửa, là điểm thu hút ánh nhìn của khách hàng, chính vì vậy tính thẩm mỹ là điều quan trọng, thiết kế phải đẹp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khách hàng thông qua việc website như thế nào để quyết định xem có mua hàng hay không, doanh nghiệp có tin cậy hay không. Khi sự thân thiện và uy tín của trang web tăng, khả năng kinh doanh cũng tăng theo.
Hơn nữa, người dùng 1 ngày phải lướt quá nhiều các trang web khác nhau, mà trang nào cũng giống trang nào thì quả thật rất nhàm chán. Chính vì vậy, khi có suy nghĩ xây dựng 1 website, bạn cần phải suy nghĩ đến ngay tính thẩm mỹ giao diện từ màu sắc, logo, bố cục,… sao cho vừa sáng tạo, độc đáo, vừa phù hợp với thị hiếu của khách hàng tiềm năng hướng tới cũng như văn hóa của doanh nghiệp.
Khoảng trắng
Chỉ bởi vì bạn có nhiều khoảng trắng trên màn hình, không có nghĩa là bạn có thể sử dụng tất cả. Khoảng trắng thường không được coi trọng, đây là không gian không chứa hình ảnh, nội dung hay bất kỳ yếu tố thị giác nào khác. Khoảng trắng không có nghĩa là màu trắng, mà phụ thuộc vào màu nền mà designer thiết kế. Có một nguyên tắc kích thích thị giác trong thiết kế gọi là “less is better” (ít hơn là tốt hơn), có nghĩa chúng ta thường có xu hướng nhìn vào những vị trí thông thoáng và nhẹ nhàng.
Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên tắc này, khi khách hàng nhìn vào 1 thiết kế website, họ có thể nói “ồ, có rất nhiều không gian đang lãng phí”, hoặc “hãy thêm cho tôi một hình ảnh vào phần trắng này”,… Như vậy là hoàn toàn sai lầm. Bởi khi sử dụng khoảng trắng trên website một cách hài hòa và hợp lý sẽ giúp cải thiện khả năng dễ đọc – hiểu lên 20%. Khoảng trắng có thể làm tăng hoặc giảm sự rõ ràng của website, tạo một không gian thoáng, giúp người truy cập phân biệt được dễ dàng ranh giới giữa các thành phần.
Ngoài ra, khoảng trắng cũng chính là một cách hữu ích để thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người dùng, khiến họ không xao nhãng và phân tâm vào những phần không quan trọng trên một website. Như vậy, biết lợi dụng khoảng trắng một cách hợp lý sẽ giúp bạn đưa thông tin rõ ràng đến khách hàng nổi bật hơn và điều hướng người dùng theo dụng ý của mình dễ dàng nhất.
Điển hình hãy nhìn cách Google thiết kế giao diện của mình. Mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào là cung cấp trải nghiệm người dùng tốt để gia tăng doanh số. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ, hình thành ý tưởng ngay từ đầu, phân tích và bố trí hợp lý nhất các thành phần trên website, từ đó áp dụng khoảng trắng một cách hợp lý nhất.
Điều hướng
Điều hướng của bạn càng đơn giản càng tốt. Đặt điều hướng quá nhiều, lung tung có thể khiến khách hàng bị nhầm lẫn, lộn xộn, không xác định chính xác trang họ cần đến. Như vậy, không những không giữ chân được khách hàng mà còn khiến họ thoát nhanh hơn. Đặt điều hướng đơn giản, chỉ cần 1, 2 click chuột là đến được mục tiêu, sẽ gia tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng cũng như khiến họ cảm thấy thoải mái, tiện lợi. Thay vì đặt điều hướng ở tất cả các trang hãy đặt ở một số trang quan trọng có lượng traffic cao hay các nút CTA. Một điều hướng trang web tốt là chìa khóa chính trong việc xác định hiệu quả của website.
Qua 2 phần của bài viết này, hy vọng bạn đã tìm ra được định hướng riêng của mình để thiết kế được 1 website được đông đảo người dùng đón nhận. Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chăm sóc website tốt nhất.
>> Xem thêm: 6 yếu tố quan trọng nhất để khách hàng yêu thích website của bạn (Phần 1)