X

7 câu hỏi quan trọng cần đặt ra khi lựa chọn phần mở rộng tên miền (Phần 2)

Trong bài viết trước, Webdoctor.vn đã cùng bạn trả lời 3 câu hỏi về mở rộng tên miền. Trong phần này, chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời cho 4 câu hỏi còn lại nhé.

Tôi có nên chọn một gTLD mới với tên miền ngắn hơn thay vì tên miền .com?

Một số người cho rằng vì các tên miền ngắn hơn thường chỉ có sẵn với những phần mở rộng tên miền mới nên chúng đáng cân nhắc hơn nhiều so với phần mở rộng tên miền đã có từ trước. Tuy nhiên có rất nhiều điều cần cân nhắc trước khi chọn một tên miền. Độ dài là một yếu tố cần xem xét nhưng quan trọng hơn là liệu những khách truy cập tiềm năng hoặc khách hàng có nhận ra và tin tưởng phần mở rộng tên miền đó hay không? Nhiều phần mở rộng mới có thể có ý nghĩa hơn những cái khác. Một tên miền .com dài còn tốt, dễ nhớ và đỡ gây hoang mang cho khách hàng hơn là tên miền ngắn trên một phần mở rộng tên miền ít được biết đến.

Nhiều người đang tìm cách đăng ký một tên miền có thể cảm thấy không chắc chắn về cách chọn phần mở rộng tên miền phù hợp, đáng tin cậy và dễ nhớ nhất. Khách ghé thăm hay khách hàng cũng có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những phần mở rộng tên miền mà họ phải gõ vào để truy cập đúng trang web.

Các gTLD mới liệu sẽ hoạt động tốt trên tất cả các ứng dụng kinh doanh khác mà tôi cần cho việc vận hành thường nhật của công ty không?

Nhiều doanh nghiệp và tổ chức gần đây đã thử các phần mở rộng tên miền mới hiện đang gặp nhiều vấn đề, chẳng hạn như sự nhầm lẫn của khách hàng về địa chỉ web và các hạn chế kỹ thuật đi kèm với sự nhầm lẫn đó

Có phải tất cả các phần mở rộng tên miền đều có mức độ an toàn như nhau?

Thật không may, như với nhiều sáng kiến mới, những kẻ lừa đảo đã nhanh chóng tận dụng sự mơ hồ của người dùng về gTLDs mới bằng việc sử dụng một trong số đó để thực hiện các cuộc tấn công và các hoạt động lừa đảo nguy hiểm qua mạng khác. Một số tổ chức an ninh mạng theo dõi xu hướng này đã khuyên mọi người nên chặn một vài gTLD mới nhất định khỏi mạng của mình, vài cá nhân cũng đã làm điều này vì mật độ thư rác cao.

Với các báo cáo dữ liệu thường nhật về vi phạm dữ liệu và các cuộc tấn công mạng, người tiêu dùng đã ngày càng trở nên thận trọng hơn với các loại website mà họ truy cập. Việc khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đặt hiện diện trực tuyến của mình trên những phần mở rộng tên miền chưa được biết tới, chưa được tin cậy và chứng thực là một lời khuyên cần được cân nhắc. Tốt hơn hết là nên lựa chọn những tên miền nổi tiếng và đáng tin cậy cho đến khi nhiều gTLD mới được chứng minh là an toàn và đáng tin cậy.

Một số phần mở rộng tên miền nhất định liệu có giúp tên miền của tôi xếp hạng cao hơn trên khi tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (seo)?

Các công cụ tìm kiếm, như Google và Bing, có phương pháp để xác định tính liên quan và độ uy tín của nội dung web cùng với cách xếp hạng chúng cho người dùng. Trong khi có rất nhiều biến số quyết định thứ hạng tìm kiếm bao gồm cả chất lượng nội dung, liên kết trả về, cấu trúc trang web, tốc độ tải thì một trong số những yếu tố quan trọng nhất là thu hút khách hàng ghé thăm trang web của bạn. Nếu có càng nhiều người ghé thăm và tương tác với trang web thì các công cụ tìm kiếm càng đánh giá nó phù hợp hơn.

Việc lựa chọn để định vị trang web của bạn trên một phần mở rộng tên miền mới có vẻ là ý tưởng mới lạ, nhưng nếu không ai nhấn chuột hoặc chia sẻ liên kết, hay liên kết bị chặn thì nó lại là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn không có mặt trên các công cụ tìm kiếm. Tương tự như vậy, liên kết với các phần mở rộng tên miền bị gắn cờ vì nguy cơ rủi ro an ninh có thể làm giảm khả năng xếp hạng trang web của bạn.

Ngày nay, tương tác đầu tiên của nhiều người với một công ty có khả năng lớn là qua tìm kiếm. Các doanh nghiệp cần nhận ra khi nào người dùng tìm thấy họ, có thể là họ thấy tên miền – biển quảng cáo cho thương hiệu doanh nghiệp. Liệu quảng cáo này có được công nhận và tin tưởng ngay lập tức hay sẽ gây nghi ngờ?

Không thể nói rằng mọi người nên bỏ qua tất cả gTLD mới. Trong số hàng trăm lựa chọn gTLD mới thì một vài cái chắc chắn cũng sẽ chứng tỏ được tính tin cậy trên mạng Internet. Tuy nhiên, người dùng tiềm năng cần chắc chắn rằng mình không tốn thời gian, tiền bạc và mang rủi ro cho thương hiệu của mình chỉ vì đã không hỏi hết những thắc mắc cần thiết để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Qua 2 bài viết về 7 câu hỏi quan trọng mà bạn cần giải đáp khi lựa chọn phần mở rộng tên miền mà chúng tôi vừa viết, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả các thắc mắc của mình trước khi quyết định có mở rộng tên miền hay không.

>> Xem thêm: 7 câu hỏi quan trọng cần đặt ra khi lựa chọn phần mở rộng tên miền (Phần 1)