Với những bước tiến trong thế giới công nghệ gần đây, có thể nhận định, Augmented Reality không còn là giấc mơ xa vời mà đang từng bước được hiện thực hóa. Vậy khái niệm Augmented Reality là gì? cũng như những hiệu quả lợi thế mà nó mang lại ra sao? Xin mời bạn đọc bài viết của Adsplus.vn
Augmented Reality là gì?
Tương tác thực tế Augmented Reality là gì?
Augmented Reality (AR) thường bị nhầm lẫn với Virtual Reality (VR) – thực tế ảo. Do đó, chúng ta cần làm rõ khái niệm Virtual Reality là gì? VR là thuật ngữ dùng để miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính. Đa phần các môi trường tạo ra bởi VR chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều, tuy nhiên một vài mô phỏng cũng liên quan các loại giác quan khác khác như thính giác hay xúc giác.
Được phát triển từ VR, Augmented Reality (AR) được hiểu là công nghệ cho phép con người quan sát những vật trong thế giới thật thông qua một thiết bị điện tử nào đó. Khi đó ngoài những gì mắt thường ta nhìn thấy, thiết bị điện tử còn cho ta biết những thông tin khác liên quan đến vật đang được quan sát. Tóm lại, trong khi VR thay thế hoàn toàn thực tại bởi một thế giới mô phỏng, AR chỉ bổ sung các chi tiết vào thế giới thực tại.
Augmented Reality là gì?
Ý tưởng marketing với xu hướng tương tác thực
Chìa khóa để marketing với AR hiệu quả chính là làm mờ đi ranh giới giữa trải nghiệm thực và trải nghiệm ảo. Trải nghiệm qua thế giới ảo vừa thuận tiện, nhanh chóng, kèm theo là công nghệ ấn tượng nhưng lại có phần thiếu cá nhân hóa và kết nối. Còn trải nghiệm thực lại cho khách hàng thấy được “nhập vai” thật sự, cảm thấy hài lòng hơn, tuy nhiên lại thiếu đi sự tinh tế và hiệu quả của công nghệ kĩ thuật số. Vì vậy, một khi đã lựa chọn marketing với công nghệ tương tác thực, bạn cần xác định mục tiêu tận dụng tất cả những ưu điểm của AR và lấp đầy điểm yếu trên cả hai phương diện.
Augmented Reality là gì?
tham khảo thêm: TVC là gì? Điểm danh những quảng cáo tết thành công nhất 2018
Xu hướng tương tác thực AR đem lại
1. Khiến sản phẩm có thể quét mã được
Những vật có thể quét mã với công nghệ AR hoạt động tương tự như bộ quét mã vạch có trong các cửa hàng hay kho chứa hàng để kiểm tra hàng tồn kho. Bước tiến trong công nghệ quét mã AR giúp khách hàng có thể quét lướt qua các sản phẩm có trong cửa hàng của bạn để có được thông tin sản phẩm cần thiết một cách nhanh chóng mà không cần phải đọc thông tin trên từng sản phẩm một
2. Tận dụng những ứng dụng tương tác thực đã có
Thay vì đầu tư phát triển công nghệ AR tốn kém của riêng mình, các doanh nghiệp có thể quảng cáo cho thương hiệu của mình thông qua những ứng dụng AR đã phổ biến. Bạn có thể tận dụng ứng dụng AR đang thịnh hành để biến những fan hâm mộ của AR trở thành khách hàng của bạn.
3. Tặng thưởng cho khách hàng check in
Chạy quảng cáo thông qua Digital Ads bằng công nghệ AR với nội dung trao quà cho những khách hàng đến check-in tại cửa hàng sẽ khuyến khích họ đến cửa hàng của bạn vào một thời điểm nhất định để nhận được phiếu giảm giá, quà lưu niệm hoặc sản phẩm miễn phí.
4. Cung cấp sản phẩm dùng thử trực quan
Ứng dụng AR đem đến một hướng thể hiện mới cho catalog các nhà bán lẻ trực tuyến, cho phép tương tác trên các tính năng trực tuyến. Sử dụng ứng dụng AR cho phép bạn xem sản phẩm theo mọi góc độ, và có thể trình chiếu sản phẩm trong không gian ba chiều mà khách hàng mong muốn. Hay nói cách khác, AR mang lại một loạt các lựa chọn mua sắm cho catalog và các nhà bán lẻ online, cung cấp một cái nhìn trực quan hiệu quả cho sản phẩm dẫn giúp cho việc mua sắm của khách hàng trở nên liền mạch.
5. Thêm tính năng quảng cáo tương tác
Sử dụng quảng cáo tương tác thực để tăng tương tác với người xem của bạn. Chẳng hạn như cho phép khách hàng scan quảng cáo để có thể nhận được món hàng giả lập; bật video tương tác hoặc nội dung hiển thị khi người dùng đang truy cập… Như đã nói, chìa khóa để marketing với AR thành công chính là thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo.
Augmented Reality là gì?
Tương lai của Augmented Reality
Các sản phẩm trên cho thấy, AR có thể đem đến những trải nghiệm người dùng hết sức độc đáo, chưa từng có tiền lệ. Từ đó, có thể nhận định, tiềm năng phát triển của AR trong thời gian tới là rất sáng sủa. Tuy nhiên, tồn tại một số luồng ý kiến cho rằng: AR rốt cuộc cũng chỉ là một chiêu thức tiếp thị hào nhoáng của các nhà sản xuất công nghệ. Ý kiến này không phải là không đúng, vì các ứng dụng AR tại thời điểm hiện tại chưa mang tính thực tiễn cao, và chưa áp dụng được trên phạm vi rộng lớn. Do đó, để AR trở thành công nghệ của tương lai, các nhà sản xuất cần tập trung nguồn lực vào cả hai mặt: Nội dung và phần cứng.
Augmented Reality là gì?
Về nội dung cung cấp, công nghệ AR cần tập trung đến những khía cạnh mang tính giáo dục hay giải trí cao. Có thể khẳng định, thành bại của AR được quyết định bởi hai xu thế chính: Nhận diện hình ảnh và nhận diện âm thanh. Tính năng nhận diện hình ảnh cho phép người dùng tìm hiểu sâu về sản phẩm và thúc đẩy sáng tạo. Tính năng nhận diện âm thanh mở ra cơ hội mới cho các công cụ truyền thông trong việc tương tác với người tiêu dùng.
tham khảo thêm: SMB là gì? sự tiện ích của SMB liệu có phải là con dao hai lưỡi