X

CPA là gì? Phân biệt các khái niệm CPA, CPD và CPS

Khi chúng ta có được những khái niệm về CPD, CPC hay CPA là gì?  Nó sẽ cung cấp cho chúng ta thêm những hiểu biết về các thuật ngữ để hiểu rõ thêm về Digital marketing.

CPA là gì? Phân biệt các khái niệm CPA, CPD và CPS

 Trước khi có thể phân biệt được những thuật ngữ này. Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm CPD, CPC và CPA là gì?

CPD là tên viết tắt của Cost Per Duration: Là chi phí mỗi thời lượng. có thể hiểu thuật ngữ này một cách nôm na là một khoản chi phí mà bạn phải bỏ ra cho việc mua một quảng cáo nào đó trong một thời gian nhất định và cụ thể. Tùy vào mỗi nhà quảng cáo sẽ tính CPD theo ngày, theo từng tuần hay theo từng năm khác nhau. CPD có giá trị được tính là tiền tệ (currency) như USD, VNĐ,.. Nhưng ở Việt Nam, CPD lại là impression. Do đó, khi trao đổi với những đối tác nước ngoài nên chú ý để tránh gây ra hiểu lầm không đáng có. Một điều nữa là CPD là loại quảng cáo tiêu tốn rất nhiều chi phí. Do đó, thường chỉ có các tập đoàn hay thương hiệu với ngân sách lớn sẽ cho trả một khoản chi phí duy nhất để đặt banner quảng cáo của họ ở những vị trí cố định trên website của đối tác trong khoảng thời gian một tháng, vài tháng hay năm,.. . Lúc này, hai bên sẽ căn cứ vào vị trí hiển thị, kích thước  và thời gian để đặt giá trị hợp đồng, thường sẽ chênh lệch từ vài triệu đến vài chục triệu.

Vậy còn CPA là gì?  CPA (Cost per Action): Chi phí cho mỗi hành động hay chi phí cho mỗi chuyển đổi. Là chỉ số đo lường số tiền cần phải trả của doanh nghiệp để có được một chuyển đổi, tùy vào mục tiêu của chiến  dịch.

Ngoài việc được sử dụng để đo lường hiệu quả, CPA còn là một một loại quảng cáo khá phổ biến của Google Adwords , theo đó, chi phí sẽ được tính mỗi khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể tùy mục tiêu đặt ra.

CPA là gì? Phân biệt các khái niệm CPA, CPD và CPS

Bên cạnh là một công cụ để đo lường hiệu quả, CPA còn là một loại quảng cáo phổ biến của Google Adwords. Tùy vào mục tiêu đặt ra mà chi phí sẽ được tính mỗi khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Cách tính phí như ví dụ sau: Khi bạn muốn bán một khóa học nấu ăn. Bạn quyết định chạy quảng cáo bằng việc chiêu sinh trên Adwords. Những người đang tìm kiếm các khóa học nấu ăn trên Google sẽ thấy thông tin sản phẩm của bạn. Nhìn thấy mẫu quảng cáo, người dùng sẽ nhấp vào và để lại thông tin đăng ký. Ngay sau khi bấm hoàn tất thì lúc đó Google sẽ tính nó là một lượt hành động.

Xem thêm: Banner là gì? Sức ảnh hưởng của banner trong quảng cáo

Công thức để tính chỉ số CPA một cách chính xác khá phức tạp. Nhưng bạn có thể tính CPA bằng công thức như sau:

CPA = Tổng chi tiêu tiếp thị ( tính theo tháng hoặc năm)/ Tổng số khách hàng nhận được.

Cách tính này giúp bạn có thể đo lường chi phí cho mỗi hành động.

CPS ( Cost per Sale) , cũng như CPA , nó là chỉ số để đo lường chi phí cho mỗi đơn hàng hay hành động cuối của người dùng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có được. CPS là công cụ trực tiếp đo lường doanh số khi bạn đầu tư một khoản ngân sách cố định trong một chiến dịch nào đó. Công ty qua đây có thể thấy được hiệu quả chiến lược Marketing của mình. CPS được xem là phương pháp kiếm tiền phổ biến trong lĩnh vực Affiliate. Điều này khác với CPA- là công cụ phổ biến để đo lường hiệu quả trong quảng cáo.

Xem thêm: AM là gì? tầm quan trọng chiến lược của AM trong doanh nghiệp

Ở thời đại công nghệ, kỹ thuật số lên ngôi. Những chỉ số được tạo ra để đo lường cũng như làm tối ưu hiệu suất chiến dịch. Từ đó, giúp bạn biết được công ty mình có đang tiếp cận đúng khách hàng hay không.  Đó là lí do quan trọng tại sao chúng ta phải biết những khái niệm như CPD, CPS hay CPA là gì.