Proposal là gì? Có thể nói, proposal là một hình thức trình bày trang trọng phần ý tưởng đến đối tác hoặc khách hàng. Nếu bạn là một marketer chịu trách nhiệm trong việc phát triển kế hoạch marketing cho sản phẩm, một chuyên gia thiết kế đồ họa trong lĩnh vực quảng cáo, và nhất là khi bạn làm việc cho phòng account của một agency quảng cáo thì rất có thể nhiệm vụ này sẽ giao cho bạn.
Khám phá Proposal là gì và các cấu trúc chi tiết của Proposal
1. Proposal là gì?
Proposal được hiểu là các đề xuất, nội dung nhằm trình bày về ý tưởng, hình ảnh, thiết kế hoặc phương thức tổ chức sự kiện dành cho một dự án, công trình đáp ứng mục tiêu đặt ra ban đầu. Có thể nói, proposal là hình thức trình bày trang trọng phần ý tưởng gửi đến đối tác hoặc khách hàng, đối với mọi loại hàng hóa hay dịch vụ bạn muốn trình bày, vậy cấu trúc của một proposal là gì? Mỗi proposal đều cần có đủ cấu trúc bốn phần sau đây : (4 phần này được chia dựa trên mục tiêu truyền tải nội dung)
- Giới thiệu – An introduction
- Đặt khách hàng là trung tâm – Client-centered
- Trình bày chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng – A detailed description of what you propose to do
- Chuyên môn, khả năng và kinh nghiệm của bạn – Your expertise and experience.
2. Cấu trúc chi tiết của Proposal gồm những gì?
Khám phá Proposal là gì và các cấu trúc chi tiết của Proposal
Để có thể viết Proposal, điều đầu tiên là bạn cần phải nắm được cấu trúc của bài Proposal là gì. Cấu trúc của Proposal như sau:
2.1. Giới thiệu- An introduction
- Tên Dự Án/ Chương Trình Và Hình Thức Của Nó (Ví Dụ: Hội Chợ, Hội Thảo, Triển Lãm…)
- Giới Thiệu Bạn Ai Và Tại Sao Bạn Gửi Proposal Này. Thành Viên Tham Gia Dự Án. Người Chịu Trách Nhiệm Chính.
- Nếu Rõ Những Gì Bạn Muốn Người Đọc Làm Tiếp Theo
- Khung Nội Dung Chương Trình.
- Cung Cấp Đầy Thông Tin Liên Hệ.
2.2. Đặt khách hàng là trung tâm – Client-centered
Đây chính là phần tạo sự khác biệt, tạo nên sự thành công của Proposal. Trong phần này, mục tiêu của bạn là chứng minh công ty bạn hiểu những gì khách hàng tiềm năng cần và muốn.
- Nêu Lí Do Tại Sao Thực Hiện Chương Trình
- Lợi Ích Của Các Bên Tham Gia.
- Thời Gian Và Địa Điểm
- Liệt Kê Khung Thời Gian Chương Trình Diễn Ra Và Địa Điểm Tổ Chức
2.3. Diễn tả chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng – Detailed description of what you propose to do
Khám phá Proposal là gì và các cấu trúc chi tiết của Proposal
Khi đã mô tả về nhu cầu và những gì khách hàng quan tâm, phần tiếp theo là mô tả về sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Phần này bạn cần mô tả chính xác những gì bạn đề xuất làm cho dự án. Đây được xem là phần quan trọng nhất của Proposal. Bạn phải cho ra 1 ý tưởng (concept) dựa trên phần customer insight sao cho chính xác và phù hợp với nhãn hàng và triển khai nó thành các đề xuất cụ thể.
Với những proposal đơn giản, bạn chỉ cần trình bày gọn trong một trang về các giải pháp và một list tóm tắt về bảng giá. Tuy nhiên, với proposal dài hơn, bạn có thể để các nội dung riêng như là : Options, Packages, Research, Subcontractors, Teamwork, Venues, Sales Plan, Marketing Plan, Promotion, Advertising, Publicity, Packaging, Demographics, Branding development…, tất cả tùy vào dự án.
2.4. Chuyên môn và kinh nghiệm của công ty bạn – Your expertise and experience
Đây là phần cuối cùng của Proposal. Phần này bao gồm tất cả các thông tin mà bạn có sẽ thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng bạn là lựa chọn tốt nhất để thực hiện dự án của họ. Nội dung thường bao gồm:
- Giới thiệu lịch sử Công Ty,
- Các thành viên, Nhân sự, hoặc các Team,
- Mô tả kinh nghiệm liên quan hoặc danh sách khách hàng bạn đã thực hiện công việc tương tự, và danh sách các dự án thành công mà công ty bạn đã thực hiện.
- Cái giải thưởng, đặc biệt Chứng chỉ đào tạo, hoặc các chứng thực từ khách hàng hài lòng.
Dù bạn mới tìm hiểu Proposal là gì hay đã có trong tay kha khá kinh nghiệm thì điều tối quan trọng cần có là tâm huyết và mong muốn bạn thể hiện về ý tưởng của mình trong mỗi bản Proposal với từng khách hàng, từng dự án. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: