X

Nhận diện ‘web design’ và ‘web development’

Sự khác nhau giữa web design và web development” (thiết kế web và phát triển web) là gì? Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này, kể cả những người trong ngành. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được chúng? Liệu rằng chúng có hoán đổi vị trí cho nhau được hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

Web Development – Phát triển Web

Một kiến trúc sư phải vẽ các bản vẽ thiết kế trước khi xây nhà thì Web Designer cũng vậy. Họ sẽ nhào nặn các layout của web trước khi Web Developer (nhà phát triển Web) bắt đầu mở rộng nó hơn. Các nhà thiết kế web đóng một vai trò quan trọng nhưng thường bị đánh giá thấp. Trong thiết kế, họ cần tích hợp nhiều trải nghiệm người dùng nhất có thể, tạo nên một môi trường thân thiện với người dùng.

Website khó có thể phát triển nếu bước đầu tiên thực hiện không chính xác. Do vậy, hiện nay, các nhà thiết kế web đã được xem trọng hơn và đứng ngang hàng với các nhà phát triển web. Công việc của các nhà thiết kế web rất thú vị: họ tạo nên cả một ‘thư viện các kỹ thuật chiến lược cho chính mình’. Cụ thể hơn, bạn đầu họ sẽ tập trung vào một phạm vi nhỏ, thường là mục đích mà website muốn hướng đến. Sau đó, họ chìm đắm trong những ý tưởng thiết kế trong đầu, phác họa ra các bản thảo thiết kế. Từ những bản thảo đó, họ chuyển thành Wireframe, rồi Mock-up và cuối cùng là thiết kế hoàn thiện.

Và sau đây là những nhiệm vụ của một nhà thiết kế web:

  • Sử dụng một số công cụ như Adobe Photoshop, Illustrator hoặc Sketch để xây dựng thiết kế layout cuối cùng của website.
  • Phải có kỹ năng tốt trong việc thiết kế đồ họa và thiết kế logo.
  • Phải có cảm nhận tốt về trải nghiệm người dùng, sử dụng những cách tiếp cận đơn giản nhất để đạt được chức năng như mong muốn. Chúng bao gồm bố cục, các nút, hình ảnh và định dạng chung của website.
  • Luôn cập nhật những xu hướng thiết kế mới nhất nhưng vẫn phải giữ được tính nhất quán trong thiết kế. Môi trường và giao diện Web dễ sử dụng, dễ điều hướng và thân thiện với người dùng.
  • Luôn phải ghi nhớ ‘nhận diện thương hiệu’ của trang web, bảng màu, kiểu chữ….

Web development – phát triển web

Hãy nghĩ đơn giản rằng những Web Developer là người biến một thiết kế tĩnh trở thành một web ‘đang sống thực sự’. Web Developer (nhà phát triển web) sử dụng các ngôn ngữ web, các công cụ phần mềm để phát triển thiết kế và chức năng của một website. Tuy nhiên, Web Developer được chia tách thành 2 danh mục phụ: Nhà phát triển Front-End và nhà phát triển Back-End.

Các nhà phát triển Front-End là giống như một trung gian kết nối kết quả của các nhà thiết kế web với nhà phát triển Back-End. Họ là người xây dựng nên giao diện, cung cấp layout đóng vai trò tương tác giữa back-end của Website với người dùng. Nhà phát triển Front-End sử dụng 3 ngôn chữ chính: Hypertext Markup Language (HTML), Cascading Style Sheets (CSS) và JavaScript (JS). Bằng những ngôn ngữ đó, một nhà phát triển có thể tạo nên một web đầy đủ, từ layout thiết kế chính cho đến hình ảnh chèn, kiểu chữ, hình động, các trang, giao diện biểu mẫu….

Còn các nhà phát triển Back-End sẽ là người kiểm soát dữ liệu và yêu cầu máy chủ. Thông thường, một website cần đến dịch vụ Back-End khi nó chứa các dữ liệu động. Thông thường, một trang web yêu cầu lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ các truy cập về sau thì nó cần phải có một kết nối cơ sở dữ liệu. Các kết nối cơ sở dữ liệu được thực hiện bằng cách liên kết trực tiếp với máy chủ. Do vậy, ngôn ngữ chính của nhà phát triển Back-End là các ngôn ngữ máy chủ như PHP hay ASP.NET, họ viết các truy vấn cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng ngôn ngữ như SQL, MySQL.

Sau đây là một số nhiệm vụ của một nhà phát triển web:

  • Xây dựng giao diện thực tế để qua đó, người dùng có thể tương tác với website. Giao diện này được tạo dựng bởi nhà phát triển Front-End bằng cách sử dụng ngôn ngữ HTML, CSS và JS.
  • Nhà phát triển Front-End cung cấp thiết kế ‘trung gian’ cho nhà phát triển Back-End. Từ đó, họ có thể triển khai một trang web động, gửi tất cả các dữ liệu cần thiết lên máy chủ và cơ sở dữ liệu.
  • Các nhà phát triển Back-End tạo nên xương sống cho website bằng cách sử dụng những ngôn ngữ như PHP, MySQL.
  • Cả Front-End và Back-End có thể sử dụng cùng môi trường phát triển hoặc IDEs (Integrated Development Environment – Môi trường tích hợp). Đây đều là những công cụ phần mề ứng dụng để họ viết mã code và xây dựng nên cấu trúc website.
  • Nhà phát triển web có thể sử dụng các công cụ quản lý phiên bản để giữ lại lịch sử của các bản thiết kế trước.

Như vậy, chúng ta đã điểm qua những đặc điểm và nhiệm của của một Web Design và Web Development rồi nhỉ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về 2 công việc này và có thể phân biệt chúng dễ dàng hơn. Hãy nhớ rằng, Web Design và Web Development hỗ trợ và tương tác lẫn nhau nhé.

>> Xem thêm: Nguyên tắc quan trọng trong thiết kế website