X

Thương hiệu là gì và các định nghĩa liên quan đến nó?

Thương hiệu là gì? Brand là gì? Đó là một trong những câu hỏi thường gặp nhất mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện thiết kế, trong ti tỉ thứ khác nữa.

Thương hiệu là gì và các định nghĩa liên quan đến nó?

Chúng mỗi tháng có tới hơn 1000 lượt truy vấn trên Google, với kết quả truy vấn là 137.000.000. Và câu hỏi thương hiệu là gì chính là câu hỏi được truy vấn nhiều nhất. Thương hiệu là gì – một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thống kiến thức marketing hiện đại, làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh.

Định nghĩa thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).

Thương hiệu là gì và các định nghĩa liên quan đến nó?

Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell …là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide… là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.

Thương hiệu được hình thành như thế nào?

Thương hiệu là gì và các định nghĩa liên quan đến nó?

Trước khi nói chuyện xây dựng thương hiệu ta cần tìm hiểu xem thương hiệu được hình thành như thế nào. Như chúng ta đã định nghĩa ở trên, thương hiệu là cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm, một công ty, một dịch vụ. Cảm nhận ấy hình thành qua thời gian, điều nầy có nghĩa là một sản phẩm/dịch vụ/giải pháp mới và khách hàng chưa biết, chưa có khái niệm gì thì chưa có thể gọi là một thương hiệu.

Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm, một công ty (và từ đó hình thành thương hiệu) qua những tương tác dưới đây:

– Trãi nghiệm sản phẩm dịch vụ.

Trãi nghiệm của khách hàng là những gì khách hàng cảm nhận được sau khi mua một sản phẩm về sử dụng, hoặc sau khi sử dụng một dịch vụ. Với thị trường B2B, trãi nghiệm của khách hàng hình thành qua quá trình làm ăn với một công ty đối tác.

– Tương tác, tiếp xúc với nhân viên.

Cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu cũng hình thành từ những gì còn đọng lại qua những lần tiếp xúc với nhân viên, người đại diện cho thương hiệu để tương tác với khách hàng. Điều nầy lý giải khái niệm đại sứ thương hiệu.

– Các hoạt động marketing và truyền thông.

Hoạt động marketing là những gì thương hiệu chủ động thực hiện để tác động, hay tạo ra cảm nhận của khách hàng, những cảm nhận tích cực về thương hiệu.

Giá trị của một thương hiệu xuất phát từ sự vượt trội về chất lượng, của lợi ích mà sản phẩm mang lại. Vậy nên bên cạnh những giá trị hữu hình, dễ nhìn thấy, những giá trị cảm xúc vô hình đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức rõ ràng về thương hiệu gì và các vấn đề liên quan. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Điểm danh top 3 công cụ nghiên cứu từ khóa hot nhất 2018

Hướng dẫn cách để đăng nhập Zalo bằng Facebook dễ dàng nhất