JSC là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý của Joint Stock Company

Để trả lời cho câu hỏi JSC là gì chúng ta cần nắm một vài vấn đề cơ bản nhất rằng đây là một trong các mô hình tổ chức doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Đây là một loại hình cơ cấu tổ chức quản lý có nhiều điểm phức tạp, bên cạnh đó mô hình này cũng có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định.

jsc là gì
JSC là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý của Joint Stock Company

Khái niệm JSC là gì?

JSC chính là từ viết tắt của Công ty cổ phần trong tiếng Anh đó là Joint Stock Company. Công ty cổ phần (thường được viết tắt theo tiếng Việt là CTCP) đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những Cá nhân hay tổ chức nào sở hữu cổ phần này của doanh nghiệp thì gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác nằm trong phạm vi số vốn đã tham gia đóng góp vào doanh nghiệp. (Theo Luật Doanh nghiệp 2005).

Đặc điểm của Công ty cổ phần – JSC là gì?

  • Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần và thể hiện dưới hình thức là cổ phiếu. Người sở hữu cổ phiếu có tên gọi là cổ đông.
  • Cổ đông công ty là tổ chức hoặc cá nhân. Công ty phải sở hữu số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông, bất kể đó là đại diện pháp nhân hay thể nhân, không có quy định về số lượng thành viên tối đa.
  • Cổ đông được quyền chuyển nhượng tự do c cổ phần của mình, trừ một vài trường hợp đã quy định rõ tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 theo Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy CN đăng ký kinh doanh.
  • Có quyền được phát hành chứng khoán ra thị trường và phải tuân theo những quy định của pháp luật.
jsc là gì 01
JSC là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý của Joint Stock Company

Lợi thế khi thành lập doanh nghiệp theo loại hình CTCP – JSC là gì?

  • Chế độ trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn có nghĩa là mức độ rủi ro của các cổ đông sẽ thấp, chỉ bị giới hạn bởi số tiền mà họ đầu tư vào công ty.
  • Khả năng tồn tại ổn định lâu dài cao.
  • Phạm vi hoạt động của CTCP vô cùng rộng, hầu hết trong các lĩnh vực và ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của CTCP rất linh hoạt và có khả năng huy động vốn cao thông qua việc phát hành những cổ phiếu ra công chúng.
  • Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là khá dễ dàng.

Hạn chế khi thành lập doanh nghiệp theo loại hình CTCP – JSC là gì?

  • Việc quản lý và điều hành CTCP khá phức tạp do đây là loại hình công ty sở hữu số lượng nhiều các cổ đông.
  • Việc thành lập và quản lý sẽ phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức và quản lí của hình thức Công ty cổ phần

Công ty cổ phần có quyền đưa ra sự lựa chọn về tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình dưới đây phụ thuộc vào mô hình của công ty, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán sẽ có những quy định khác:

  • Thứ nhất là mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc là Tổng giám đốc. Trong trường hợp công ty cổ phần của bạn có dưới 11 cổ đông và những cổ đông dưới hình thức là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp thì không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.
  • Thứ hai là mô hình:Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Trong trường hợp này thì ít nhất 20% số thành viên trong Hội đồng quản trị phải là thành viên cá nhân và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc trong Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện các chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát các công việc quản lý liên quan đến việc điều hành công ty.

Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ là người đại diện về mặt pháp luật của công ty. Trong trường hợp điều lệ này không bao gồm những quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp lý của công ty. 

jsc là gì 02
JSC là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý của Joint Stock Company

Trong trường hợp có hơn 1 người đại diện trên pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc vị trí Tổng giám đốc đương nhiên sẽ là người đại diện chịu trách nhiệm về pháp luật của công ty. Ngoài ra, trong trường hợp điều lệ của công ty không có quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật thì vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chính là người đại diện theo pháp luật của công ty đó. 

Nhiệm kỳ của vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ không quá 5 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không giới hạn

Qua những thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của các bạn về JSC là gì? Cũng như giải thích về cơ cấu tổ chức cũng như quản lý nhân sự trong các công ty theo mô hình cổ phần. Hy vọng đây sẽ là một bài viết có nhiều thông tin bổ ích cho các bạn và mong các bạn sẽ tiếp tục đón đọc những tin tức giá trị khác của chúng tôi.


Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.

Khám bệnh

Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Gọi 1800.0098 để tư vấn tốt nhất,
Hoặc THAM KHẢO BẢNG GIÁĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO GOOGLE, FACEBOOK