Mách bạn 4 giai đoạn tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)

Bạn đã hiểu SEO là gì chưa?

SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan. Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.

Có thể bạn chưa biết, Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.

Do đó, để trang web của bạn “lọt vào tầm ngắm” của google, bạn có thể tham khảo 4 giai đoạn sau để tối ưu hóa tìm kiếm.

Giai đoạn 1: Phân tích từ khóa (Keyword Analysis)

Chúng ta cần phân tích từ khóa trước khi SEO để biết được website của chúng ta sẽ lên top kết quả tìm kiếm bằng từ khóa nào và các từ khóa đó có thật sự mang lại lợi ích cho chung ta hay không. Nghĩa là muốn tối ưu hóa tìm kiếm, chúng ta phải biết rõ khách hàng sẽ tìm kiếm nó bằng những từ khóa nào.

Giai đoạn 2: Phát triển nội dung

Nội dung chất lượng là điều kiện tiên quyết để một website có thể SEO tốt hoặc đúng chuẩn, bởi vì mục đích của SEO chính là tối ưu website /nội dung cho thân thiện sao cho bài viết của bạn được đánh giá tốt, đạt thứ hạng cao.

Giai đoạn 3: SEO On-Page

Công việc tiếp theo sau khi đã có những từ khóa quan trọng thông qua quy trình phân tích là tiến hành tối ưu hóa nội dung trên website để trở nên thân thiện với bot tìm kiếm trong việc thu thập dữ liệu (crawling) và đánh chỉ mục (indexing) thông qua các công việc như tối ưu hóa cấu trúc URL, tối ưu hóa thẻ title, sử dụng thẻ heading (h1, h2, h3..v.v..) hợp lý, tối ưu hóa thẻ meta descriptions, sử dụng một mật độ từ khóa nhất định vào nội dung, tạo sitemap..v.v..

Giai đoạn 4: SEO Off-Page

Quy trình SEO này sẽ cải thiện thứ hạng của website bằng các liên kết trỏ về website của mình (backlink) chứ không tối ưu hóa tìm kiếm trực tiếp lên website. Một cách dễ hiểu, nếu như website bạn có càng nhiều backlink thì thứ hạng website càng cao hơn, đồng thời Page Rank cũng sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên có một thực tế không phải backlink nào cũng có chất lượng. Các backlink trỏ về từ các website đang bị Google phạt, hay các backlink mang thuộc tính nofollow hầu như không có giá trị cải thiện thứ hạng. Các backlink có chất lượng là những backlink mang thuộc tính dofollow và được xuất hiện trên những trang website lớn, uy tín và đặc biệt là các website chuyên về mảng giáo dục và báo chí. Ngoài ra còn có một số danh mục website có thể mang lại các backlink chất lượng cao như Dmoz hay Yahoo Directory.

Qua 4 giai đoạn đã giới thiệu trên đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã vạch ra được một chiến lược đúng đắn cho riêng mình để có thể tối ưu hóa tìm kiếm một cách hoàn thiện nhất.

>> Xem thêm: Tư duy SEO khác biệt – phân tích hành vi người dùng


Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.

Khám bệnh

Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Gọi 1800.0098 để tư vấn tốt nhất,
Hoặc THAM KHẢO BẢNG GIÁĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO GOOGLE, FACEBOOK