Mặc cho nhiều người kinh doanh trên website không mấy hiệu quả, kênh bán hàng này vẫn chứa đựng tiềm năng phát triển lớn cho bất cứ ai có đam mê.
Tại sao hiệu quả khai thác website chưa như kỳ vọng?
Có khoảng 28% các shop kinh doanh sở hữu doanh thu dưới 50 triệu một năm cảm thấy mình tập trung đầu tư phát triển website nhưng hiệu quả thu được là không tương xứng. Bên cạnh đó, con số này tương ứng với các shop sở hữu doanh thu từ 50 – 200 triệu đồng, từ 200 – 500 triệu đồng, từ 500 – 1 tỷ đồng và trên 1 tỷ đồng lần lượt là 38%, 33%, 27% và 34%.
Hiệu quả kinh doanh trên website rõ ràng là sụt giảm hơn so với trước ở một bộ phận shop kinh doanh online. Tác động từ việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua các trang web bán hàng không còn được như ở thời “đỉnh cao” vài năm trước. Một phần nguyên nhân được đặt ra là “do thương mại điện tử phát triển, số lượng người bán hàng và website bán hàng tăng lên một cách nhanh chóng khiến cho yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn”.
Một nguyên nhân khác khiến cho hiệu quả kinh doanh trên website sụt giảm là do một số chủ shop chưa thực sự có sự chuẩn bị tốt cho sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Người dùng hiện nay đã quá “dị ứng” với những thông tin, giá cả, hình ảnh sản phẩm theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”. Điều đó đã phần lớn làm xấu đi hình ảnh của thương mại điện tử trong mắt người tiêu dùng trực tuyến.
Tuy nhiên, mặc cho nhiều website kinh doanh không mấy hiệu quả như mong đợi, kênh bán hàng này vẫn chứa đựng tiềm năng phát triển lớn cho bất cứ ai có đam mê phát triển thương mại điện tử.
Tiềm năng phát triển của hoạt động kinh doanh trên website
Có đến 57% các chủ shop sở hữu doanh thu trên 1 tỷ đồng một năm tập trung nguồn lực đầu tư phát triển website bán hàng và thu được nhiều hiệu quả. Tỷ lệ này tương ứng với các chủ shop sở hữu doanh thu từ 500 – 1 tỷ đồng, từ 200 – 500 triệu đồng, từ 50 – 200 triệu đồng và dưới 50 triệu đồng lần lượt là 60%, 56%, 50% và 51%.
Có thể nhận thấy rằng những con số này vượt trội hơn hẳn so với số liệu được đưa ra ở đầu bài về tỷ lệ các chủ shop kinh doanh đầu tư vào website nhưng không thu được hiệu quả tương xứng. Điều đó đòi hỏi người bán không chỉ làm website, đăng bán sản phẩm, dịch vụ là xong mà cần chú trọng hơn đến yếu tố quảng cáo, tiếp thị, nên phát triển thêm nhiều kênh bán hàng tiềm năng, chẳng hạn như bán hàng trên Facebook, Zalo,… Thực tế là có đến 38% các shop có doanh thu trên 1 tỷ đồng một năm đang đầu tư hiệu quả vào kênh bán hàng Facebook, con số này đối với các kênh bán hàng như Zalo, sàn TMĐT đều là 13%. Còn đối với các shop có doanh thu dưới 50 triệu một năm, tỷ lệ đầu tư hiệu quả vào facebook, zalo và sàn TMĐT tương ứng là 54%, 20% và 19%. Đó đều là những con số ấn tượng chứng minh cho tiềm năng dồi dào của các kênh bán hàng bổ sung này.
Không những thế, chủ shop kinh doanh online cần phải tập trung đầu tư nội dung website, các bài viết hướng dẫn sử dụng, những nội dung dẫn dắt, chào mời hấp dẫn,… dựa trên những thông tin chính xác về sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt là hoàn thiện hệ thống các tính năng giúp cho trải nghệm mua sắm của người dùng trở nên hoàn hảo hơn.
Một số chuyên gia cho hay nỗ lực đầu tư một website bán hàng chuyên nghiệp trong thời buổi kinh doanh online phát triển như hiện nay vẫn là một trong những khoản đầu tư thông minh nhất, vì xét cho cùng, thông tin trên website, bộ mặt chính thống của doanh nghiệp, vẫn đáng tin cậy hơn là những thông tin tiếp thị tràn lan trên nhiều diễn đàn, trang rao vặt, mạng xã hội. “Vấn đề được đặt ra là các chủ shop chưa thực sự chú trọng đến các hoạt động phát triển bên lề để giúp cho việc kinh doanh trở nên hiệu quả, điển hình là các kỹ thuật quảng cáo, các kỹ năng liên quan đến marketing, hay đơn giản là quá trình tìm tòi, thử sai và sửa lỗi để khai thác tối đa hiệu quả của kênh bán hàng này”, một chuyên gia chia sẻ thêm.
Đừng bao giờ coi website là một “thần dược”, không cần làm gì mà vẫn bán được hàng. Và cũng đừng bao giờ nhìn vào một bộ phận chủ shop không biết cách khai thác hiệu quả việc kinh doanh trên website mà cho rằng mình không nên “dấn thân” vào “ngõ cụt”. Kinh doanh trên bất cứ kênh bán hàng nào cũng vậy, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác tiềm năng và tận dụng cơ hội của các chủ shop.
>> Xem thêm: Tìm ra nguyên nhân tại sao việc kinh doanh online qua website của bạn bị ế
Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.
Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ