Đối với những người đang học hay tìm hiểu và làm việc về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì việc hiểu rõ các điều kiện giao hàng trong thương mại quốc tế là rất quan trọng. Chẳng hạn như hiểu rõ CIF là gì hay các điều kiện khác trong Incoterms.
CIF là gì? Sự khác nhau giữa CIF và các điều kiện khác trong Incoterms
Vậy CIF là gì? Nó là tên viết tắt của điều kiện giao hàng Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí), nghĩa là hàng hóa được giao tại cảng dỡ hàng.
Về cơ bản, trong thương mại quốc tế sẽ CIF phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và người bán. Khi sử dụng điều kiện giao hàng là CIF, người bán hàng sẽ phải chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng. Ví dụ như nếu hợp đồng có ghi CIF Hải Phòng, thì có thể hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.
Xem thêm: BTL là gì? Đột phá với những xu hướng trong Marketing
Trả lời xong cho câu hỏi CIF là gì? Ta sẽ xem với CIF, rủi ro sẽ được chuyển giao ở đâu?
CIF là gì? Sự khác nhau giữa CIF và các điều kiện khác trong Incoterms
Khi áp dụng điều kiện CIF, cần chú ý rằng rủi ro sẽ được chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải cảng dở hàng. Lúc này, người bán chỉ cần mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó, họ sẽ gửi đơn bảo hiểm cùng với bộ chứng từ đến cho người mua. Người mua sẽ là người được bảo hiểm. Nên trong trường hợp có tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm. thì người bán là người trả chi phí vận chuyển nhưng người bán không chịu rủi ro cho hàng hóa trên đường vận chuyển biển. Vậy có thể hiểu rằng, khi áp dụng điều kiện giao hàng CIF mặc dù người bán là người trả chi phí vận chuyển nhưng người bán không chịu rủi ro cho hàng hóa trên đường vận chuyển biển.
Các điều kiện giao hàng khác:
CIF là một trong những điều kiện giao hàng phổ biến, ngoài ra còn có các điều khác sẽ được áp dụng trong trường hợp CIF không được chọn. Với mỗi điều kiện khác nhau sẽ có phương thức vận tải, địa điểm giao hàng, việc chuyển giao rủi ro, và chi phí khác nhau.
Xem thêm: Chiết khấu là gì? Quy trình chiết khấu và lợi ích chiết khấu thương mại?
Trong Incoterms 2000 có tất cả 13 điều kiện giao hàng, còn Incoterms 2010 chỉ còn lại 11 điều kiện giao hàng. Một vài điều kiện phổ biến khác được sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển dưới đây:
ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Với điều kiện này, hàng hóa sẽ được người mua nhận ngay tại nhà máy của người bán, sau đó người mua sẽ chịu chi phí, rủi ro cũng như làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng từ nước xuất khẩu về nước nhập khẩu.
FOB – Giao hàng lên tàu. Địa điểm giao hàng của người bán cho người mua là ngay tại lan can tàu. Khi hàng đã lên tàu thì trách nhiệm của người bán đã hết. Ví dụ nếu công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB Hải Phòng thì hàng hóa sẽ được giao cho người mua ngay tại cảng Hải Phòng sau khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục hải quan xuất khẩu. Còn việc thuê tàu là do người mua chịu trách nhiệm.
CFR – Tiền hàng và cước phí. Gần giống như điều kiện CIF, Nhưng khác CIF ở chỗ người bán không mua bảo hiểm cho hàng.
DDU – Giao hàng tại đích đến nhưng chưa phải nộp thuế. Lúc này, hàng hóa được giao tại địa điểm của người mua( ở nước nhập khẩu), nhưng họ chưa cần nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu.
DDP – Giao hàng tại đích đến đã nộp thuế. Gần như điều kiện của DDU, nhưng người bán lúc này phải nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh khác tại nước nhập khẩu. Khi đó, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.
Khi hiểu biết chi tiết về CIF là gì, sự khác nhau giữa các điều kiện giao hàng trong thương mại quốc tế sẽ giúp chúng ta thuận lợi hơn trong công việc cũng như quá trình xuất nhập khẩu các hàng hóa ra quốc tế.
Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.
Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ