Sitemap đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống website của bạn. Tuy không giúp gia tăng thứ hạng từ khóa cho website ngay nhưng nó góp phần định hướng các công cụ tìm kiếm có thể truy cập vào website của bạn một cách dễ dàng và đánh giá website chính xác hơn.
Sitemap là gì?
Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web, là một tập tin văn bản chứa toàn bộ các URL của một website. Sitemap còn có thể chứa siêu dữ liệu về mỗi URL thông báo sẽ được gửi đến cho bạn khi nó mới được cập nhật.
Ngoài ra, toàn bộ các công việc của sitemap là hướng dẫn cho các bộ máy tìm kiếm thu thập thông tin của trang web một cách hiệu quả. Cập nhật những thay đổi trên trang web của bạn như là thêm một trang mới hay thay đổi website hiện tại.
Xem thêm: Seminar là gì? Các bước xây dựng một buổi Seminar hiệu quả
Phân loại sitemap
Phân loại theo cấu trúc
- XML – dành cho bot của các công cụ tìm kiếm:
- HTML hiển thị cho người dùng để truy cập trên các giao diện trang web:
Bạn nên sử dụng cả 2 loại sitemap trên, một loại để cho search engine và một cho người sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo website của bạn vừa vừa không mất điểm SEO mà vẫn tối ưu cho người dùng.
Phân loại theo dạng
Sitemap Index: Tập hợp các sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong các file robots.txt.
- Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục có trên website.
- Sitemap-products.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết trỏ về các sản phẩm có trên trang.
- Sitemap-articles.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết của từng bài viết có trên website.
- Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ có trong website.
- Sitemap-video.xml: Sitemap dành riêng cho các video trên các page, website.
- Sitemap-image.xml: Sitemap dành cho các link về hình ảnh có trong website.
Tầm quan trọng của sitemap trong website
Một website vẫn có thể hoạt động dù có hiển thị trên sitemap hay không. Tuy nhiên thì một trang web có sitemap rõ ràng và chi tiết sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng website.
- Sitemap có ảnh hưởng đến quá trình seo website của bạn, nó sẽ góp phần thông báo cho công cụ tìm kiếm Google biết rằng trang web của bạn có chuẩn seo.
- Đồng thời sitemap còn giúp cho Google index website mới nhanh hơn, đặc biệt những website mới thành lập. Bởi những website mới thường có quá ít backlink trỏ về. Vì thế mà sitemap sẽ rất hữu ích cho các bot của bộ máy tìm kiếm lùng sục trong site của bạn. Nó thay bạn thông báo với Google vào index website của bạn, mang lại lợi ích cho quá trình SEO.
- Về phương diện người dùng, sitemap trong website sẽ giúp cho người truy cập có thể thể định hình và hiểu được cấu trúc của website bạn rõ hơn và có thể truy cập nhanh chóng. Sitemap càng chi tiết, phân cấp rõ ràng sẽ càng dễ thu hút, gia tăng trải nghiệm người dùng càng cao.
Các Yếu Tố Quan Trọng Khi Tạo Các Sitemap
Cấu trúc của sơ đồ sitemap cần có sự tương quan với chính hệ thống có tính phân cấp của website. Bởi cấu trúc của một sơ đồ trang web nên được sử dụng các tiêu đề và danh sách. Bạn không nên sử dụng các bảng cho cấu trúc bởi nó sẽ khiến quy trình này gặp nhiều khó khăn hơn.
Nên đặt đường liên kết tới sơ đồ website trên trang chính hoặc trang đầu của trang web, hoặc theo một cách đơn giản nào đó mà người dùng có thể thể sử dụng được dễ dàng khi cần thiết.
Có nên tách nhỏ Sitemap?
Vì sao nên tách nhỏ Sitemap?
Mỗi lần có một bài viết mới thì chúng ta thường thêm nó vào sitemap theo thứ tự mới nhất đứng đầu và giảm dần. Và khi Google chạy qua đọc file sitemap thì sẽ index bài viết mới đó.
Vấn đề là nếu website của bạn có rất nhiều link thì chắc chắn Google sẽ mất rất nhiều công sức để có thể download sitemap đó về và phân tích. Chưa kể nếu bạn Submit bài viết liên tục thì nguy cơ lớn phát sinh đó là Google sẽ phải download liên tục file sitemap.
Trên thực tế thì Google sẽ check lại file sitemap khoảng 1 lần/ngày hoặc 1 lần/tuần để chắc chắn rằng sẽ không có đường link nào được bỏ sót. Các Plugin sitemap thường gom hàng nghìn link lại với nhau trong một sitemap.
Vậy nên việc tách nhỏ sitemap để tăng tốc cho Google cũng là một trong những việc mà người làm seo có thể cân nhắc. Việc chia nhỏ sitemap có thể tiết kiệm băng thông, đồng thời để cho Google có thể quét chúng với tốc độ nhanh nhất.
Nên chia nhỏ Sitemap như thế nào?
Hãy chia nhỏ khoảng 500 link cho mỗi sitemap nếu bạn sử dụng các plugin tạo sitemap hoặc nếu chúng có cấu hình chia nhỏ sitemap. Đồng thời bạn cũng có thể chia nhỏ sitemap theo phân loại nội dung: Sitemap bài viết, sitemap video, sitemap category, sitemap ảnh…
Sitemap chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động seo website của bạn bởi nó sẽ giúp cho bot Google có thể truy xuất những bài viết trên trang web rất nhanh, ngay cả khi website của bạn được tối ưu liên kết internal kém. Hãy tận dụng và khai thác tốt sitemap để website của bạn có thể lên top nhanh chóng.
Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.
Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ