Xác định mục tiêu marketing càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu dài hạn hiệu quả bấy nhiêu. Vậy khi đã xác định được mục tiêu của mình rồi thì làm sao để kiểm tra được là nó có hiệu quả hay không?
Bạn có thể tham khảo phương thức kiểm tra lựa chọn mục tiêu với 10 cách đo lường sau được phát triển bởi Chuyên Gia Quản Trị Hiệu Suất Làm Việc – Giáo sư Andy Neely. Với phương pháp ứng dụng mô hình SMARTER này bạn hãy thử tự hỏi và suy nghĩ câu trả lời cho các câu sau khi đặt ra mức KPI cho mục tiêu doanh nghiệp của mình nhé
1. Kiểm tra mức độ chính xác: Chúng ta có thật sự đo lường được những tiêu chuẩn đánh giá cho mục tiêu đã được đề ra? Ví dụ: để đo lường độ nhận biết chúng ta chọn đo lường số lượng lượt hiển thị (Impression) hoặc số lượng phiên truy cập website (Session), số lượng người tiếp cận (Reach = Unique Person) của các bài post quảng cáo trên Facebook. Mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể chứ không chung chung như tăng 15% độ nhận biết hay 10% nhóm đối tượng mục tiêu trên online,…
2. Kiểm tra tính tập trung: Chúng ta chỉ đo lường những tiêu chuẩn đánh giá cho mục tiêu đã được đề ra hay còn phát sinh thêm những tiêu chuẩn nào khác hay không?
3. Kiểm tra mức độ liên quan: Đây có phải là thước đo chuẩn xác giúp đo lường các tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất làm việc mà bạn theo dõi hay không?
4. Kiểm tra tính nhất quán: Liệu các dữ liệu sẽ luôn được thu thập theo cùng một cách mà ai cũng đo lường được nó không? Hay là mỗi người sẽ ra một mẫu dữ liệu khác nhau. Ví dụ: tất cả đều dùng chung một Google Analytics ID có cùng 1 kiểu dữ liệu và số liệu.
5. Kiểm tra khả năng tiếp cận: Có dễ dàng để xác định và thu thập dữ liệu cần thiết cho việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá mục tiêu marketing hay không? Ví dụ: Thu thập bằng công cụ Google Analytics các dữ liệu về truy cập, Time-on-site, Goals được thể hiện rõ ràng và dễ dàng để thu thập.
6. Kiểm tra mức độ minh bạch: Kết quả đo lường có khả năng được giải thích rõ ràng, chi tiết không? Ví dụ: các số liệu phiên truy cập tự nhiên (Organic session) đến từ các hoạt động SEO được thể hiện qua Google Analytics. Hoàn toàn minh bạch giữa đơn vị cung cấp với đơn vị sử dụng dịch vụ.
7. Kiểm tra “so-what”: dữ liệu thu thập được có thể sử dụng vào việc gì và giúp ích được gì cho mục tiêu?
8. Kiểm tra tính kịp thời: Các dữ liệu có thể được tiếp cận nhanh chóng và kịp thời đủ để thực hiện triển khai mục tiêu marketing theo thời gian đã đề ra hay không? Ví dụ:khi khách hàng đặt hàng trên Website, chúng ta phải xác định được: Họ đến từ nguồn nào? (Social, Search, Referral, Email,…). Và sâu hơn nữa là họ đến từ chương trình nào, mẫu quảng cáo nào, từ khóa nào? Mức độ đào sâu thông tin tùy theo khả năng của các đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc người quản lý quảng cáo của doanh nghiệp (Nếu doanh nghiệp tự thực hiện)
9. Kiểm tra chi phí: Liệu tiêu chuẩn đánh giá có phù hợp và xứng đáng với chi phí bỏ ra cho việc đo lường không?
10. Kiểm tra thực nghiệm: Liệu tiêu chuẩn đánh giá được đề ra có gây ra các hành vi không mong muốn hay không phù hợp?
Các phương thức đo lường kiểm tra mang đến nhiều sự lựa chọn và chắt lọc khi áp dụng mô hình SMART và khá hữu ích cho việc lựa chọn tiêu chí đánh giá phù hợp nhất. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đo lường được độ hiệu quả của các mục tiêu marketing mà mình đã đề ra. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
7P trong marketing dịch vụ – bước tiến từ marketing căn bản
6 tuyệt kỹ xây dựng kế hoạch Marketing thương mại hiệu quả
Làm thế nào để marketing online hiệu quả với chi phí thấp nhất
Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.
Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ