SWOT là gì? Làm sao để phân tích và sử dụng mô hình SWOT hiệu quả?

Phân tích SWOT là gì? Đó là công việc hết sức cần thiết đối với những người làm marketing cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, phân tích SWOT sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội cũng như thách thức từ sản phẩm, đối thủ và thị trường. Mô hình này rất hữu ích và được sử dụng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm của mô hình phân tích SWOT và làm sao để ứng dụng mô hình SWOT hiệu quả

swot là gì 01

1. Phân tích SWOT là gì?

Từ SWOT là gì? SWOT là tập hợp viết tắt từ những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh đó là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể hiểu mô hình SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, hướng đi cũng như xác định vị thế của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất kì ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nó cung cấp một công cụ giúp phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh

Việc sử dụng khung phân tích SWOT có thể giúp bạn nhìn thấy được chính mình và những đối thủ cạnh tranh, từ đó bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh để có lợi thế trên thị trường

swot là gì 02

2. Cách hiệu quả nhất để ứng dụng mô hình SWOT là gì? 

Hiểu là một chuyện, làm đúng lại là một chuyện khác, chính vì thế bạn cần phải hiểu kỹ nên vận dụng và ứng dụng như thế nào đối với mô hình này một cách hợp lý nhất để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Hãy luôn trả lời những câu hỏi sau khi bạn muốn bắt đầu phân tích SWOT 

Điểm mạnh:

Điều đầu tiên, trước khi quan tâm tới các công cụ quảng cáo online bạn nên quan tâm tới sản phẩm của mình vì việc tìm ra điểm mạnh của sản phẩm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bạn có thể đẩy mạnh quảng cáo mà chả tìm ra hay không biết sản phẩm mình có ưu điểm gì nổi trội.

Những câu hỏi sau đây có lẽ sẽ giúp bạn phần nào định hình cách viết ra điểm mạnh trong kế hoạch marketing online của bạn:

  • Công ty bạn có những lợi thế gì?
  • Những gì mà không ai có thể làm tốt hơn bạn?
  • Những nguồn chi phí thấp duy nhất mà bạn có là gì?
  • Điều gì được xem là điểm mạnh của bạn trên thị trường?
  • Những yếu tố nào sẽ giúp bạn bán được hàng?
  • Sản phẩm của bạn có ưu điểm gì nổi bật so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ?
  • Giá sản phẩm của bạn có rẻ hơn so thị trường ?
  • Các kênh quảng cáo online của bạn có ưu điểm gì ?
  • Khách hàng mua hàng của bạn có dễ dàng hay không ?
  • Dịch vụ hỗ trợ bán hàng của bạn có điểm mạnh gì ?
  • Kênh bán hàng online nào mà bạn đang thấy hiệu quả nhất?
  • Lưu lượng tiền mặt của bạn có lớn hơn so với nhiều đối thủ khác hay không ?

Điểm yếu:

  • Những gì bạn có thể cải thiện?
  • Những gì bạn nên tránh?
  • Những điểm yếu nào của bạn mà người ta có thể thấy ?
  • Những yếu tố nào sẽ làm mất doanh thu của bạn?
  • Sản phẩm của bạn có nhược điểm gì so với đối thủ cạnh tranh?
  • Giá bán sản phẩm của có có đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
  • Kênh quảng cáo online mà bạn đang sử dụng có thực sự hiệu quả?
  • Dịch vụ hỗ trợ bán hàng cho khách hàng đã thực sự nhanh và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?
  • Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của đối thủ thay vì sản phẩm của bên bạn
  • Chương trình quảng cáo trước đó có hiệu quả hay không?

Cơ hội:

Về những cơ hội mà bạn nhìn nhận thấy khi triển khai bản kế hoạch marketing online này bạn nên đặt ra những câu hỏi như dưới đây và hãy ghi nó vào ô cơ hội :

  • Đối thủ của bạn đã biết vận dụng kênh quảng cáo online để bán hàng hiệu quả hay chưa ?
  • Bạn có cơ hội gì khi sử dụng các công cụ quảng cáo như Google, Facebook, báo điện tử …?
  • Chi phí quảng cáo online có rẻ hơn quảng cáo truyền thống không ?
  • Bạn có tiếp cận được những khách hàng mua hàng tiềm năng mà các công cụ quảng cáo offline không tiếp cận được ?
  • Các công cụ quảng cáo online có giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng và bao quát hơn không ?
  • Đâu là những cơ hội tốt của bạn?

Những xu hướng hay mà bạn nhận thấy là gì?Cơ hội hữu ích có thể sẽ đến từ những việc như sau:

  • Thay đổi trong công nghệ và thị trường đối với cả quy mô rộng và hẹp.
  • Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn.
  • Thay đổi về mô hình xã hội, thay đổi lối sống, cơ cấu dân số
  • Các sự kiện ở địa phương.

Thách thức:

  • Những trở ngại nào mà bạn phải đối mặt?
  • Bạn lo lắng không biết đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì?
  • Có phải những yêu cầu về công việc, sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang thay đổi không?
  • Những thay đổi công nghệ nào đang đe dọa vị trí của bạn?
  • Bạn có nợ khó đòi hay những vấn đề gì về xoay vòng vốn không?
  • Những điểm yếu (trong phần điểm yếu bên trên) nào sẽ là nguy cơ đe dọa doanh nghiệp của bạn
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng khi mua sản phẩm của bạn hay không ?
  • Chi phí quảng cáo bạn bỏ ra có thu lại hòa vốn với số sản phẩm bạn bán được hay không ?
  • Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới có chính xác là khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của bạn hay không ?
  • Phân khúc thị trường bạn đặt ra có thực sự đúng với những gì sản phẩm bạn mang lại cho họ ?

Điểm mạnh và điểm yếu nói chung là đến từ nội bộ cho đến tổ chức của bạn. Cơ hội và mối đe dọa sẽ thường liên quan tới các yếu tố bên ngoài. Vì lý do này, các phân tích SWOT còn được  gọi là phân tích nội – ngoại và các ma trận phân tích SWOT được gọi là ma trận bên trong – bên ngoài.

Bạn cũng có thể áp dụng phân tích SWOT cho chính đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi đó bạn sẽ biết được mình nên làm thế nào để cạnh tranh với họ.

swot là gì 03

3. Kết luận

Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng lại rất hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, đồng thời cũng cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà bạn đang phải đối mặt. Điều này giúp bạn tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi thế có sẵn.

Tuy nhiên nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT mà không có bất cứ động thái gì tiếp theo, thì việc phân tích này cũng sẽ chẳng thể phát huy bất cứ tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về tổ chức của bạn: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc bạn đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản mà bạn nên tham khảo để có thể đạt được mục tiêu của mình:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội cảm thấy phù hợp với điểm mạnh của công ty.
  • Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu và tận dụng tốt cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để có thể giảm thiểu được rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
  • Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh làm cho những điểm yếu bị tác động nhiều hơn từ môi trường bên ngoài.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về mô hình Phân tích SWOT mà mình đã tổng hợp được, hi vọng bài viết sẽ bổ ích cho các bạn, giúp bạn hiểu được SWOT là gì và cách phân tích nó như thế nào. Mong nhận được những đóng góp từ các bạn.


Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.

Khám bệnh

Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Gọi 1800.0098 để tư vấn tốt nhất,
Hoặc THAM KHẢO BẢNG GIÁĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO GOOGLE, FACEBOOK