3 xu thế ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2019

Trải qua năm 2018 với nhiều thành công vượt bậc của thị trường thương mại điện tử. Năm 2019 này, thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá vẫn đang trên đà phát triển vượt bậc với những xu thế mới. Trong đó có thể kể đến các xu thế ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm nay là: Sự trỗi dậy của các sàn thương mại điện tử trong nước, các kênh thanh toán online phát triển và xu thế tiếp cận khách hàng bằng hình thức giải trí.

thương mại điện tử 01

Ba xu thế ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2019

Sự trỗi dậy của những sàn thương mại điện tử trong nước

Một trong những xu hướng ảnh hưởng này thì đầu tiên phải kể đến việc trỗi dậy mạnh mẽ của những sàn thương mại điện tử trong nước. Trong đó, phải kể đến những cái tên nổi bật trong thị trường này như Tiki hay Thegioididong và Sendo. Tiki trong năm 2018 nổi lên với lượng truy cập website tăng đến hơn 80% chỉ sau 6 tháng cuối năm. Hiện nay vị trí của Tiki đối trên thị trường này là thứ hai toàn quốc. Một năm thực sự khả quan với Tiki. Sendo cũng không thua kém trong cuộc cạnh tranh này khi mang về cho mình hơn 55% về lượng truy cập website. Theo thống kê của iPrice, Tiki, Sendo cùng với Thegioididong mới đây trở thành 3 cái tên góp mặt trong top top 10 công ty thương mại điện tử Đông Nam Á. Tất nhiên trong thời buổi cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, các công ty thương mại điện tử của nước ta cần phải hiểu rõ được nhu cầu cũng như thói quen tiêu dùng của người dân. Từ đó mới có những chiến lược và chính sách phù hợp để thu hút người tiêu dùng. Thêm vào đó, một khi có được nguồn tài chính tốt và vững vàng thì các sàn thương mại điện tử của nước ta sẽ có cơ hội cạnh tranh  một cách sòng phẳng với các đại gia ngoại địa như Lazada và Shopee.

Xem thêm: Referral Marketing là gì mà làm cho doanh thu tăng đáng kinh ngạc

Sự phát triển các kênh thanh toán online

Một xu thế khác cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 chính là sự phát triển các kênh thanh toán online. Các kênh thanh toán online dần dần được phổ biến rộng rãi và được sử dụng thường xuyên đối với người tiêu dùng. Điển hình là MoMo một trong những ứng dụng thanh toán và chuyển tiền trực tuyến hiện đang rất phổ biến ở nước ta. Ngoài Momo thì hiện nay còn có những kênh thanh toán online khác được sử dụng như GrabPay, ViettelPay hay ZaloPay. Có thể nói sự phát triển của các kênh thanh toán online này dần dần sẽ làm thay đổi thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google và Temasek thì chỉ có 25% người tiêu dùng nước ta sử dụng hình thức thanh toán online khi mua hàng trực tuyến. Trong khi đó 75% còn lại vẫn sử dụng hình thức cũ là COD- trả tiền mặt khi nhận hàng. mặc dù hình thức trả tiền bằng tiền mặt này đem lại cho người mua cảm giác đảm bảo nhưng lại tồn tại nhiều nguy cơ đối với những doanh nghiệp thương mại điện tử. do đó, việc cần thiết bây giờ là cần phải hướng dẫn cũng như xây dựng lòng tin cho người tiêu dùng đối với các kênh thanh toán trực tuyến như thế này.

Giải trí chứ không phải mua sắm

Theo những thống kê của iPrice thì hãng này nhận định 2018 là năm đánh dấu sự chuyển hướng trong cách tiếp cận khách hàng tại Việt Nam của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Tức là giải trí chứ không phải mua sắmhọ sẽ tiếp cận khách hàng thiên về giải trí và tăng sự trải nghiệm cho khách hàng nhiều hơn. Lúc này mua sắm không chỉ là hoạt động mua hàng hóa và trả tiền để có được những gì khách hàng muốn. Mà mua sắm còn là cách để người tiêu dùng giải trí và trải nghiệm. Một ví dụ có thể đưa ra ở đây là Shopee. Những chương trình giảm giá được công ty này thay thế bằng các trò chơi tương tác hấp dẫn như Chém Giá hay Lắc Siêu Xu vào các dịp lễ 9/9 hay 11/11. Thêm vào đó, Shopee còn tổ chức cả một chương trình truyền hình trực tiếp bao gồm các tiết mục giải trí độc đáo và các trò chơi tương tác cho Ngày Độc Thân 11/11.

thương mại điện tử 02

Ba xu thế ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2019

Tất nhiên những sàn thương mại điện tử khác như Lazada hay Tiki cũng không chịu kém cạnh đối thủ của mình bằng việc tổ chức nhiều trò chơi sáng tạo thu hút người tiêu dùng. Trong đó, các ưu đãi dành riêng cho ứng dụng di động được hai công ty này đầu tư áp dụng mạnh mẽ nhằm tăng sự tương tác của người tiêu dùng.

Có thể thấy rằng, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang ý thức được rất tốt rằng các chương trình giảm giá không chỉ mang mục đích đơn thuần là giảm giá nữa mà đó còn là để cạnh tranh, để giữ chân khách hàng lâu dài. Đồng thời còn đáp ứng được cả những nhu cầu giải trí của người tiêu dùng. Điều đó thực sự tuyệt vời và đem lại nhiều sự phát triển vượt bậc đối với lĩnh vực này.

Xem thêm: Local brand là gì và tại sao khiến các tín đồ mua sắm “phát cuồng”

Trên đây là ba xu hướng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2019 này. Đây là một sân chơi mà bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt thì còn là cơ hội để các doanh nghiệp vươn xa hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử này. Hãy cùng chờ xem còn có gì hấp dẫn nữa trong năm 2019 này nhé.

 


Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.

Khám bệnh

Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Gọi 1800.0098 để tư vấn tốt nhất,
Hoặc THAM KHẢO BẢNG GIÁĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO GOOGLE, FACEBOOK