6 yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp bạn cần phải biết

Không phải quy chế hay kỉ luật, lại càng không phải là một ông chủ khó tính xét nét, thúc ép nhân viên, nhưng lại biến nhân viên kể cả những nhân viên cứng đầu nhất, trở thành những công dân tự giác làm việc hết mình. Công cụ tuyệt vời đó chỉ có thể là Văn hóa doanh nghiệp.

văn hóa doanh nghiệp 01

6 yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp bạn cần phải biết

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Do đó có thể nói lại lần nữa văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp. Có thể dùng một phép so sánh như sau: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Văn hóa doanh nghiệp phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ doanh nghiệp tạo ra.

Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có nét văn hóa độc đáo và khác biệt. Theo nhận định của John Coleman, có ít nhất 6 yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng và duy trì 6 yếu tố này giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Người ta thường nói “Văn hóa là linh hồn của doanh nghiệp”. Quả đúng vậy, yếu tố văn hóa luôn song hành với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng Adsplus điểm qua 6 yếu tố này nhé.

1. Tầm nhìn

“Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra” là câu nói của Peter Senge. Một tầm nhìn đa diện là bước khởi đầu của nên văn hóa vĩ đại. Từ tầm nhìn đó có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, rồi từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Tầm nhìn giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đề ra được những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển.

Tầm nhìn doanh nghiệp dễ dàng nhận biết nhất và rõ ràng nhất đó là ở các tổ chức phi lợi nhuận. Tầm nhìn của hầu hết tổ chức phi lợi nhuận đều hướng về lợi ích xã hội, lợi ích của cộng đồng. Đơn cử như Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam lại có tầm nhìn “vì một thế giới không có đói nghèo”.

Một tuyên bố về tầm nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là một kim chỉ nam, la bàn cho mọi quyết định và hành động.

Xem thêm: Facebook cập nhật tính năng mới cho phép quảng cáo trên thanh tìm kiếm

2. Giá trị

Cốt lõi của văn hóa chính là quan điểm về giá trị. Một doanh nghiệp có thể đề cao nhiều giá trị như là nhân viên, khách hàng hay sự chuyên. Giá trị này sẽ được áp dụng triệt để trong mỗi doanh nghiệp. Giá  trị chính là thước đo, là tiêu chuẩn giúp điều chỉnh thái độ làm việc của mỗi nhân viên và quan điểm làm việc.

McKinsey & Company là một minh chứng, nơi đây có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả nhân viên và cả công ty liên quan đến cách công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy một công ty lớn như Google, giá trị của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng “Đừng trở thành cái ác – Don’t be evil”, dĩ nhiên ngoài ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.

3. Thực tiễn

Có một chân lí rằng các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp. Thực tiễn có thể gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các giá trị doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có giá trị khá thấp thì buộc doanh nghiệp đó phải khuyến khích nhân viên cho ý kiến về vệc thành lập những “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như tránh đi những ảnh hưởng tiêu cực. Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần cân nhắc các giá trị tinh thần để biến chúng thành các giá trị thực tiễn.

Giá trị doanh nghiệp nếu xa vời, không có khả năng hiện thực hóa thì đều chỉ bỏ đi mà thôi. Doanh nghiệp khi thành lập các giá trị căn bản đều phải căn cứ vào các yếu tố thực tiễn.

4. Con người

Tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp chính là con người. Đây chính là yếu tố quan trọng đóng góp to lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cho nên mỗi công ty đều đề ra những tiêu chí tuyển dụng nhân sự về cho công ty. Những doanh nghiệp, công ty càng lớn thì yêu cầu về năng lực nhân sự càng cao. Một số tập đoàn lớn tại Việt Nam có quy trình tuyển dụng khắt khe nhất có lẽ là Uniliver, P&G, Coca Cola,…

văn hóa doanh nghiệp 02

6 yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp bạn cần phải biết

 Hiện nay khi phỏng vấn tuyển dụng, các bài test về IQ hay tính cách được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tùy vào văn hóa doanh nghiệp mà việc lựa chọn các bài test IQ hay tính cách là khác nhau. Mục đích của phòng nhân sự chính là tìm ra những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Bởi một người  sống trong văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắng bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẳn có.

5. Câu chuyện doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện, đó là những câu chuyện truyền cảm hứng trở thành di sản vô hình của công ty. Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo.Và khả năng chuyển đưa lịch sự ấy tái hiện trong hiện tại biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa.

Câu chuyện đó có thể là câu chuyện của người thành lập hay câu chuyện sáng lập công ty chẳng hạn. Steve Jobs là một người kể câu chuyện cho Apple. Câu chuyện doanh nghiệp tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp bước đến những thành công mới, gặt hái những thành tựu mới.

Xem thêm: 6 phần mềm thiết kế logo miễn phí bạn không thể bỏ qua

6. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc thường có 2 loại đó là: đóng và mở. Hiện nay, môi trường làm việc mở được ưa chuộng nhiều hơn. Tuy vậy, mức độ đóng mở bao nhiêu thì phụ thuộc vào từng doanh nghiệp.

văn hóa doanh nghiệp 03

6 yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp bạn cần phải biết

 Adsplus.vn cho rằng môi trường làm việc mở sẽ giúp người nhân viên làm việc thoải mái và dễ chịu hơn, không gây áp lực quá nặng nề. Điều này sẽ gia tăng hiệu suất và hiệu quả của công việc. Ngoài ra, yếu tố nước ngoài cũng tác động một phần đến môi trường làm việc. Ở các công ty nước ngoài, môi trường làm việc mở và chuyên nghiệp, có sự phân hóa rõ rệt theo từng phòng ban.

Xem thêm: Influencer Marketing là gì và xu hướng chủ đạo trong năm 2019

Như vậy, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần xác định tối thiểu 6 yếu tố này. 6 yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp này không thể tách rời mà bổ trợ lẫn nhau. Văn hóa doanh nghiệp cũng là thứ phải học tập, hãy học hỏi các doanh nghiệp đi trước để nắm bắt và sáng tạo.


Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.

Khám bệnh

Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Gọi 1800.0098 để tư vấn tốt nhất,
Hoặc THAM KHẢO BẢNG GIÁĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO GOOGLE, FACEBOOK