Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi gây nhiều thắc mắc máy chủ là gì?

Máy chủ là gì? Có thể hiểu đơn giản máy chủ, hay còn gọi là máy phục vụ hay hệ thống cuối với tên gọi tiếng Anh: server computer, end system. Hãy cùng Webdoctor.vn tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây.

Máy chủ (Server) là gì? Đó một máy tính được kết nối với internet hoặc một mạng máy tính, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và ở đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập nhằm để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Về cơ bản, máy chủ cũng là một máy tính, nhưng máy chủ sẽ được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều.

Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của tất cả dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ.

máy chủ là gì ảnh 1

Phân loại máy chủ

Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ có 3 loại: Máy chủ ảo, máy chủ riêng và máy chủ đám mây.

– Máy chủ riêng: là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,..

Nâng cấp hay thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.

– Máy chủ ảo: là máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ gốc.

Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy vậy, việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

máy chủ là gì ảnh 2

– Máy chủ đám mây: là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime.

Máy chủ đám mây dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Ngoài ra, để trả lời rõ hơn cho câu hỏi máy chủ là gì? ta còn căn cứ vào nhiều lĩnh vực nữa, như:

Căn cứ theo công dụng, chức năng của máy chủ có các loại máy chủ như: Web server, Database server, FTP server, SMTP server (email sever), DNS sever, DHCP server.

– Máy chủ web: là máy chủ cài đặt phần mềm phục vụ web. Tất cả các web server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html. Nhưng mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như llS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…; Apache dành cho *.php…; Sun Java system web server của SUN dành cho *.jsp…

– Máy chủ Database: trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị CSDL như: SQL server, MySQL, Oracle…

– Máy chủ FTP: được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (Internet – mạng ngoại bộ – hoặc intranet – mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách. Máy chủ FTP dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.

– Máy chủ SMTP: là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet. SMTP server là máy chủ giúp bạn gửi mail đến các địa chỉ email khác trên internet.

– Máy chủ DNS: là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi một máy tính hay thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Nhằm thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.

– Máy chủ DHCP: là giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng.

Phân loại theo hãng sản xuất máy chủ: những tên tuổi nổi tiếng như: SuperMicro, IBM, Dell, Cisco…  Các loại server chủ yếu sau: máy chủ IBM, máy chủ Dell, máy chủ SuperMicro, máy chủ Cisco, máy chủ HP

máy chủ là gì ảnh 3

Chắc hẳn bài viết đã phần nào giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi máy chủ là gì rồi đúng không nào? Chúc các bạn thành công và tìm kiếm thêm nhiều nguồn tri thức cho mình nhé.


Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.

Khám bệnh

Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Gọi 1800.0098 để tư vấn tốt nhất,
Hoặc THAM KHẢO BẢNG GIÁĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO GOOGLE, FACEBOOK