Có rất nhiều lý do khiến một trang website bị rớt hạng và thật khó để có thể phát hiện và hiểu được vì sao website của chúng ta bị giảm hạng. Dưới đây là danh sách các lý do phổ biến khiến website bạn bị rớt hạng. Nếu đặc biệt chú ý đến những hướng dẫn chất lượng có thể bạn sẽ giảm bớt được phần nào hình phạt của Google.
Google thường xuyên thay đổi thuật toán xếp hạng tìm kiếm
Với mục đích nâng cao chất lượng chung của kết quả tìm kiếm, và để loại bỏ các trang web sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa trái phép (SEO mũ đen) nên Google liên tục thay đổi các phương pháp áp dụng để xếp hạng trang web. Trong vài năm qua, Google đã thường xuyên thay đổi các thuật toán, trong khi Bing hay Yahoo thì gần như có xu hướng ít thay đổi và không được tinh tế như Google.
Mỗi khi Google thay đổi thuật toán xếp hạng, các trang web hiện tại đều có thể bị sụt giảm vị trí xếp hạng, việc rớt hạng này có thể xảy ra từ từ hoặc cũng có thể xảy ra một cách bất ngờ khi sự thay đổi của Google có ảnh hưởng đặc biệt đến trang web của bạn.
Nếu trang website bị rớt hạng do thuật toán thay đổi nhưng bạn tin rằng bạn đang tuân thủ đúng các quy tắc của Google, bạn có thể yêu cầu Google xem xét lại trang web của bạn và sau đó làm theo các hướng dẫn của Google để giúp trang web của bạn trở nên mạnh hơn trong trường hợp bạn vi phạm quy tắc xếp hạng của Google.
Mất PageRank hoặc độ phổ biến của link thấp
Mỗi backlink được coi là một phiếu bầu để website của bạn lên TOP. Một hoặc nhiều liên kết đến trang web của bạn sẽ giúp cải thiện PageRank để trang web bạn mạnh hơn. Tuy nhiên nếu một trong số các liên kết này bị gỡ bỏ, xóa hoặc bị di chuyển tới một trang web khác sẽ khiến website của bạn yếu đi trông thấy.
Trong những năm gần đây, Google đã bắt đầu giảm hoặc hoàn toàn phủ nhận những giá trị PageRank của các trang web có liên kết chất lượng thấp, và liên kết mà Google cho rằng không tự nhiên.
Sự mất mát giá trị của các liên kết sẽ gây ra sự giảm sút đáng kể trên bảng xếp hạng tìm kiếm, và thậm chí có thể dẫn tới hình phạt của Google Penguin nếu bạn cố tình xây dựng các liên kết trái ngược và không có nhiều giá trị với người đọc.
Phần mềm độc hại hoặc Hacking
Nếu trang web của bạn chứa phần mềm độc hại, Google sẽ cảnh báo cho người dùng khi họ nhấp vào trang của bạn trong kết quả tìm kiếm trước khi gửi chúng đến trang web của bạn. Nếu việc này xảy ra thường xuyên rất có thể Google sẽ giảm hạng trang web của bạn để đảm bảo cung cấp các trang web thực sự hữu ích và không gây độc hại cho người dùng.
Thẻ Canonicalization bị lỗi
Canonical là thẻ chống trùng lặp nội dung, hãy sử dụng rel=“canonical” trong trường hợp bạn thấy trên website của mình có nội dung bị trùng lặp.
Mất liên kết
Google Spider hoạt động chủ yếu dựa trên các đường liên kết, chính vì thế nếu trang web của bạn mất đi các đường liên kết cũ thì sẽ gây ảnh hưởng tới tiến trình thu thập dữ liệu của Google, bởi khi một liên kết của bạn bị mất đi thì Google bots không thể nào thu thập được tín hiệu đến trang của bạn, và tất nhiên điều này sẽ khiến bạn rớt TOP theo từng thời gian.
Máy chủ có vấn đề
Nếu Google gặp khó khăn trong việc truy cập trang web của bạn, Google Spider sẽ hoạt động chậm lại hoặc mất một thời gian khá lâu để cập nhật các thông tin từ trang web của bạn. Nếu lỗi này xảy ra thường xuyên hoặc quá lâu, Google có thể sẽ loại bỏ kết quả của bạn một thời gian.
Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này đó là hãy cố gắng chọn một nhà cung cấp sever uy tín có chất lượng dịch vụ tốt và hoạt động ổn định.
Mời các bạn cùng theo dõi các lý do khác khiến website bị rớt hạng trong bài viết tiếp theo nhé.
>> Xem thêm: 7 kỹ năng mỗi nhà thiết kế website phải nắm vững (Phần 1)
Vui lòng, điền đúng thông tin để chúng tôi gửi lại
kết quả khám bệnh website tổng quát.
Lời khuyên: Đừng quảng cáo khi chưa dùng tool này. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ